giai đoạn của stress

Vì sao nhận biết 5 giai đoạn của stress lại quan trọng?

Tất cả chúng ta đều biết đến stress, chúng ta cảm nhận, kìm nén, đối phó và vượt qua stress. Chúng ta phàn nàn và cố gắng hết sức để tránh stress. Nhưng sự thật là stress dường như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống; đặc biệt nếu bạn là một doanh nhân đang muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công. Vì vậy, mục tiêu là học cách hiểu các giai đoạn của stress; và vượt qua stress một cách hiệu quả.

Theo nhà nội tiết học Hans Selye, người cuối cùng đã trở thành “cha đẻ của nghiên cứu về stress”; từ stress thậm chí không phải là một phần trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta cho đến những năm 1930. Định nghĩa của ông về stress là: “Stress là những phản ứng và sự thích nghi của bất kỳ sinh vật nào đối với một mối đe dọa nhận thức được.” Ở cấp độ tế bào, stress là yếu tố cơ bản của cuộc sống; vì stress thúc đẩy hành động và hành vi.”

Đọc thêm: Dấu hiệu stress mà bạn cần chú ý

Ở một khía cạnh nào đó, stress là một con dao hai lưỡi. Đôi khi, chính stress thúc đẩy chúng ta hành động và di chuyển nhanh chóng. Lần khác, chính gánh nặng của stress khiến chúng ta cảm thấy bất lực; và khiến mọi chuyển động dừng lại đột ngột.

Vì vậy, khi bạn cảm thấy stress, điều quan trọng là phải biết bạn đang ở giai đoạn nào; tại sao và bạn có thể làm gì để tiếp tục tiến phía trước một cách hiệu quả.

Giai đoạn 1: Phản ứng chiến-hay-chạy khi stress

Ngay khi bạn cảm thấy stress, cơ thể sẽ cho bạn biết điều đó. Cơ thể báo động và thúc đẩy hoạt động trong tuyến giáp và tuyến thượng thận gia tăng. Đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn nghe về những doanh nhân “cháy hết mình”. Tuyến thượng thận của họ rơi vào tình trạng quá tải nhưng họ vẫn ngồi trong văn phòng làm việc.

Khi bạn không chú ý đến những báo động này; những yếu tố khác trong cơ thể bạn sẽ bắt đầu xảy ra. Ví dụ như sự gia tăng hormone stress, nhịp tim, huyết áp; thậm chí giảm trí nhớ ngắn hạn và cảm giác căng thẳng, sợ hãi, lo lắng và trầm cảm.

Tuy nhiên giai đoạn này cũng có mặt tích cực; stress giai đoạn này thúc đẩy sự tập trung tinh thần của bạn. Nhưng chỉ trong ngắn hạn. Giai đoạn này nhằm giải quyết một vấn đề ngay lập tức; và sau đó trở lại trạng thái bình thường.

Vì vậy, hãy tận dụng mặt tích cực làm lợi thế của bạn; nhưng luôn nhớ trở lại trạng thái trước khi stress.

Giai đoạn 2: Kiểm soát thiệt hại

Cơ thể của bạn biết khi nào bạn cảm thấy stress.

Khi đó, cơ thể nỗ lực để giữ trạng thái bình thường nhất có thể trong khi cơ thể bạn làm việc thêm giờ. Hormone chống viêm (cortisol) được tiết ra để kiểm soát tình trạng viêm đang xảy ra. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài. Đó là một bản sửa lỗi nhanh chóng để giữ cho mọi thứ tiếp tục hoạt động; trong khi các vấn đề chưa được giải quyết.

Giai đoạn 3: Phục hồi

Đây là giai đoạn khi bạn bắt đầu nhận ra tác hại của stress; và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi.

Khi bạn bắt đầu hồi phục; cơ thể của bạn sẽ cố gắng hết sức để hồi phục các hệ thống bên trong trở lại mức ban đầu và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, để phục hồi; bạn phải nghỉ ngơi, ngủ và; giảm khối lượng công việc tổng thể – một điều vô cùng khó khăn đối với các doanh nhân.

Đây là lý do tại sao dù bận rộn đến mấy; bạn cũng phải sắp xếp “thời gian để nghỉ ngơi” vào lịch trình hàng ngày và/hoặc hàng tuần của mình. Dành thời gian để không làm gì cả.

Giai đoạn 4: Thích ứng

Nhưng khi bạn không lắng nghe cơ thể của mình và bạn quyết định không dành thời gian để phục hồi. Thay vào đó, bạn đã chọn “thích ứng”.

Về cơ bản, những gì bạn đang nói với cơ thể là mức độ stress này sẽ không sớm biến mất. Và khi đó, stress bắt đầu chuyển sang cảm giác căng thẳng liên tục và cơ thể của bạn cố gắng thích nghi theo.

Khi đó, những gì bạn cảm thấy đó là mức năng lượng thấp hơn đến lòng tự trân trọng bị phá bỏ. Bạn cũng sẽ không ngủ, bạn có thể tăng (hoặc giảm) cân nặng không tốt và ít có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình hơn.

Thích ứng không phải là một “giải pháp”. Đó là một kết quả đáng tiếc, và bạn nên cố gắng hết sức để tránh bằng mọi giá.

Giai đoạn 5: Tình trạng kiệt quệ (Burn-out)

Và cuối cùng, nếu bạn bỏ qua bốn giai đoạn cảnh báo đầu tiên, cuối cùng bạn sẽ thấy mình hoàn toàn “kiệt quệ”.

Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ từ trầm cảm hoàn toàn đến thực sự phải nhập viện.

Thật ngạc nhiên khi trong cộng đồng doanh nhân, những điều như thiếu ngủ và không ngừng mài giũa được tôn vinh như những lời khen ngợi chứng tỏ sự tận tâm của bạn cho cuộc hành trình. Bản thân tôi nói rất nhiều về công việc cần thiết để thành công. Nhưng tôi cũng biết rằng nếu nó không được giữ cân bằng, thì lợi ích có được trong ngắn hạn sẽ trở thành sự trả giá trong dài hạn.

Bạn là tài sản quan trọng nhất của mình. Nếu bạn không giữ cho bản thân cân bằng, bạn sẽ đau khổ (về tinh thần, thể chất, cảm xúc).

Đừng để bản thân làm việc đến giải đoạn kiệt quệ. Cuối cùng bạn sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để bạn trở lại trạng thái khỏe mạnh ngay từ đầu.

Lời kết từ Healthy Mind

Nhận biết được 5 giai đoạn của stress sẽ giúp bạn biết mình cần phải có những hành động và phương án giải quyết nào để vượt qua nhanh chóng. Và quan trọng hơn hết là không để stress kéo dài, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn.

Nếu bạn cảm thấy stress hoặc bạn đã đến giai đoạn của tình trạng kiệt quệ (burn-out); thì việc kết nối và có sự tham vấn chuyên môn của chuyên gia là đặc biệt quan trọng để giúp bạn nhận diện vấn đề, cũng như có những phương án giải quyết phù hợp.

Liên hệ với Healthy Mind để được kết nối với chuyên gia.

Dịch từ bài viết The 5 Stages of Stress (It’s Important to Know Which One You’re In)

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt