giai đoạn của stress

Mối liên hệ giữa stress và hiệu suất làm việc?

Stress là một con dao hai lưỡi. Đôi khi, stress thúc đẩy chúng ta hành động và làm việc hiệu quả. Thế nhưng, stress cũng khiến chúng ta cảm thấy bất lực và đình trệ công việc. Vì vậy, khi cảm thấy stress, điều quan trọng là bạn biết mình đang ở giai đoạn nào và bạn có thể làm gì để vượt qua một cách hiệu quả.

Biểu đồ trong hình mô tả Đường cong vận hành của con người (Human Function Curve – Nixon, 1982).

giai đoạn stress
Human Function Curve – Nixon, 1982

Biểu đồ thể hiện 3 giai đoạn. Ở những giai đoạn đầu, stress tốt giúp gia tăng hiệu suất. Khi chuyển qua giai đoạn stress không tốt cũng là lúc hiệu quả làm việc giảm đi nhanh chóng.

1. Giai đoạn đầu – Stress tốt

  1. 1. Giai đoạn phản ứng stress ban đầu và cải thiện hiệu suất: Lúc này, chúng ta thường cảm thấy buồn chán, thờ ơ, thất vọng. Từ đó, ít tham gia tích cực vào công việc.
  • 2. Giai đoạn tiếp theo là khi hiệu suất làm việc cao (hay còn gọi là Eustress), khi đó:
  • – Stress mang lại cho chúng ta sự quyết tâm và tập trung. Nhờ vậy, ta có thể làm mọi việc và đạt được mục tiêu;
  • – Stress có lợi cho sức khỏe tinh thần và sự phát triển cá nhân.
  • Trong giai đoạn này, ta thấy tỉnh táo, quyết đoán, sáng tạo, được kích thích. Ta có nhiều năng lượng, và làm việc cũng hiệu quả hơn. Một khi stress tốt qua đi, mọi người thường cảm thấy nhẹ nhõm, thậm chí có một chút hưng phấn.

2. Thời điểm đạt đỉnh

Đây là điểm trước khi stress tốt chuyển sang stress không tốt, và sẽ khác nhau tuỳ từng người. Vì vậy, bạn cần phải nhạy cảm với các dấu hiệu cảnh báo sớm và các dấu hiệu cho thấy stress đang quá tải.

Những tín hiệu như vậy khác nhau tuỳ từng người. Đôi khi các dấu hiệu stress tinh vi đến mức thường bị bỏ qua cho đến khi quá muộn.

3. Giai đoạn cuối – Stress không tốt

Stress không tốt (hay còn gọi là Distress), là khi trạng thái stress về tinh thần hoặc cảm xúc kéo dài do hoàn cảnh bất lợi hoặc rất khó khăn và đòi hỏi khắt khe.

Khi ở giai đoạn stress không tốt, chúng ta cảm thấy giảm hiệu quả hoạt động, tự ti, cáu kỉnh, lo lắng và kiệt sức.

Lời kết từ Healthy Mind

Vì chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn stress trong cuộc sống, do đó, điều quan trọng là phải tìm cách đối phó lành mạnh với stress.

Biết các dấu hiệu và giai đoạn của stress có thể giúp bạn thực hiện các bước thích hợp để kiểm soát mức độ stress của mình và giảm nguy cơ biến chứng.

Nguồn tham khảo: The Human Function Curve: Understanding how to de-stress and live better

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt