rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Cách để nhận biết

Nếu bạn cảm thấy bản thân đang có Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD); hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm, nguyên nhân, loại hình và các phương pháp chữa lành.

1. Tổng quan

Rối loạn lo âu xã hội bao gồm những nỗi sợ hãi về một tình huống xã hội; hoặc hoạt động nào đó có thể khiến người khác đánh giá tiêu cực về bạn.

Việc cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn trong những tình huống xã hội là hoàn toàn bình thường. Nhưng những người mắc rối loạn này đều lo hãi một cách dai dẳng; và có các phản ứng cực đoan như buồn nôn, run rẩy; hoặc thậm chí ngất xỉu trong những tình huống này. May mắn thay, có những phương cách giúp kiểm soát rối loạn này

2. Các loại rối loạn lo âu xã hội

Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) phân biệt giữa khái niệm về hội chứng rối loạn lo âu xã hội toàn thể; và rối loạn lo âu xã hội riêng biệt bằng cách thêm từ “chỉ khi biểu diễn”; nghĩa là một người chỉ cảm thấy lo lắng trong các hoạt động biểu diễn.

2.1 Lo âu xã hội toàn thể

Trong DSM-IV, những người có nỗi lo lắng quá mức về hầu hết các tình huống xã hội được phân loại là mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội toàn thể (Generalized Social Anxiety).

Trong đó, các tình huống này bao gồm:

  • Nói chuyện với các nhân vật quan trọng
  • Các buổi hẹn hò
  • Bắt đầu cuộc trò chuyện
  • Phát biểu, thuyết trình

Họ thường khó cảm thấy thoải mái khi ở gần bất kỳ ai; trừ những người thân trong gia đình hoặc bạn bè của họ.

Rối loạn lo âu xã hội toàn thể được coi là nghiêm trọng hơn Lo âu xã hội chỉ với biểu diễn; và biểu hiện đi kèm thường là sự thiếu hụt trong hầu hết các hoạt động thường nhật.

2.2 Lo âu xã hội về biểu diễn

Một người mắc chứng SAD về biểu diễn (Performance-Only Social Anxiety) sẽ lo lắng và sợ hãi về những tình huống yêu cầu sự biểu diễn. Ví dụ, người đó có thể sợ việc nói trước đám đông; nhưng không e ngại các buổi gặp gỡ xã hội thông thường.

Loại hình lo âu xã hội này vẫn có thể cực kỳ nguy hại; vì nó kìm hãm khả năng thăng tiến trong sự nghiệp hoặc đạt được các thành tựu khác. Những người chỉ sợ hãi các sự kiện mang tính biểu diễn có xu hướng khác về độ tuổi khởi phát; những dấu hiệu thể chất và cách họ phản ứng với trị liệu; so với những người có rối loạn lo âu xã hội toàn thể.

3. Các triệu chứng và chẩn đoán

Các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội chia thành ba loại:
• Thể chất (VD: đỏ mặt, đổ mồ hôi và run rẩy)
• Nhận thức (VD: suy nghĩ và niềm tin tiêu cực)
• Hành vi (VD: hành vi né tránh và tìm kiếm sự an toàn)

Một chẩn đoán chính xác cho rối loạn lo âu xã hội yêu cầu đáp ứng các tiêu chí cụ thể theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5). Các rối loạn liên quan bao gồm mất khả năng ngôn ngữ từng giai đoạn; và rối loạn khả năng ngôn ngữ thời thơ ấu (chứng nói lắp). Mất khả năng ngôn ngữ theo giai đoạn bao gồm sự thất bại trong việc phát biểu ý kiến ở một số tình huống; chẳng hạn như một đứa trẻ chưa bao giờ cất tiếng ở trường. Nói lắp phản ánh các vấn đề về mức độ và khả năng giao tiếp trôi chảy; không lắp bắp trước mặt người khác.

4. Nguyên nhân

Nguyên nhân của rối loạn này được cho là sự kết hợp của các yếu tố di truyền, yếu tố môi trường (VD: học tập quan sát), yếu tố xã hội (VD: ảnh hưởng văn hóa) và cấu trúc não/ các yếu tố sinh học. Mặc dù những yếu tố này có thể gây ra nguy cơ phát triển rối loạn; nhưng không phải ai có một hoặc nhiều các yếu tố trên đều được chẩn đoán với SAD.

5. Giải pháp

Bất kể bạn có các triệu chứng về lo âu xã hội toàn thể hay chỉ với hoạt động mang tính biểu diễn; phương cách điều trị hiệu quả luôn sẵn có. Liệu pháp Nhận thức – hành vi (Cognitive-behavioral therapy – CBT) là một hình thức trị liệu tâm lý hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và kiểm soát suy nghĩ tiêu cực.

Thông qua CBT, bạn sẽ học được các chiến lược; và kỹ thuật giúp bạn đối phó với các tình huống khác nhau. Sau khi hoàn thành trị liệu nhận thức hành vi, nhiều người mắc chứng lo âu cho biết nó đã thay đổi cuộc đời họ; và mở ra một cánh cửa mới: họ có thể làm những điều mà họ từng nghĩ sẽ không bao giờ làm được; như đi du lịch hoặc phát biểu, trình diễn trước nhiều người.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là với những người bị rối loạn lo âu xã hội toàn thể nghiêm trọng; các bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử trị liệu bằng thuốc. Phương pháp này có thể giúp bạn xoa dịu tâm trí và giảm bớt một số phản ứng thể chất tiêu cực; cho phép bạn tập trung tốt hơn vào tiến trình trị liệu và đạt được sự tiến bộ.

5.1 Hãy tìm một nhà trị liệu chuyên về rối loạn lo âu.

Nếu không có kiến thức nền tảng về tình trạng này; bác sĩ trị liệu có thể không hiểu đầy đủ về các triệu chứng hoặc phớt lờ cảm xúc của bạn. Một người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần hiểu rõ về rối loạn lo âu xã hội và liệu pháp nhận thức – hành vi có thể cùng bạn tìm ra các giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát rối loạn này.

Ngoài ra, bác sĩ chăm sóc cho bạn cũng có thể liên hệ bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Hãy thử bắt đầu bằng cách chia sẻ cảm xúc và triệu chứng của bạn với bác sĩ. Nhớ rằng, những bước đầu tiên có thể đáng sợ; nhưng cuối cùng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vì đã tìm được sự giúp đỡ trong việc thấu hiểu những gì bạn cần giải quyết.

5.2 Đối mặt và tự chữa lành

Các phương pháp tự chữa lành bao gồm các chiến lược ứng phó về mặt xã hội như học cách trở nên quyết đoán; chiến lược về cảm xúc (VD: học cách làm dịu nỗi sợ khi nó xuất hiện); và các biện pháp ứng phó hàng ngày như yêu cầu phòng riêng tại nơi làm việc. Các chiến lược tự chữa lành nên được sử dụng và phù hợp nhất với lo âu mức độ nhẹ đến trung bình.

6. Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ em và thiếu niên

Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ em và thiếu niên có thể biểu hiện khác với người lớn. Trẻ nhỏ mắc chứng rối loạn này hầu như phụ thuộc vào cha mẹ; dễ chống đối khi bị bắt buộc xuất hiện ở các tình huống xã hội, từ chối chơi với các bạn, khóc hoặc phàn nàn về các vấn đề thể chất. Trong một số trường hợp, trẻ thậm chí có thể sợ hãi quá độ khi phải phát biểu ý kiến. Ngược lại, thanh thiếu niên có rối loạn lo âu xã hội có xu hướng né tránh hoàn toàn việc tụ tập hoặc tỏ ra ít quan tâm đến việc kết bạn.

Dù trong trường hợp nào, các phương cách tương tự như những giải pháp được áp dụng ở người lớn cũng có thể hữu ích và nên được sử dụng.

Lời kết

Điều quan trọng là phải hiểu rõ loại hình rối loạn lo âu xã hội mà bạn gặp phải. Hãy làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tinh thần; để tìm hiểu thêm về chẩn đoán của bạn và ảnh hưởng của nó đối với việc trị liệu. Nếu chẩn đoán của bạn chỉ định “chỉ trong các tình huống mang tính biểu diễn”; việc điều trị cần được thiết kế để phù hợp với các tình huống ưu tiên hơn.

Dịch bởi Nguyễn Huyền Trang từ What is Social Anxiety Disorder?

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt