khủng hoảng tâm lý tuổi 30

Khủng hoảng tâm lý tuổi 30: Giải pháp nào cho bạn?

Hiểu những khủng hoảng tâm lý tuổi 30 có thể giúp bạn vượt qua chúng.

Nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành cho biết rằng cuộc sống của chúng ta thay đổi một cách chóng mặt: vài năm tương đối ổn định và tập trung, sau đó là vài năm trải qua sự bất ổn bùng nổ. Dưới đây là một số thách thức phổ biến của đầu những năm tuổi 30.

1. Những khủng hoảng tâm lý tuổi 30 bạn có thể gặp

1.1 Bạn thực sự đang ổn định

Một phần thách thức của thời gian này đến từ việc cuộc sống của bạn đã thực sự ổn định. Đối với nhiều người trong chúng ta, những năm 20 chứa đầy những thay đổi to lớn; học xong đại học hoặc cao học; quyết định chọn con đường sự nghiệp nào đó; phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không đi học thêm, thì làm những công việc khác nhau mà có thể trở thành một nghề nghiệp tốt hoặc không. Các mối quan hệ khôn ngoan, nhiều lần hẹn hò hoặc thậm chí là kết hôn. Bất chấp, nhiều hoạt động và đầy lo âu. Bây giờ bạn có thể đã ổn định phần nào; trong hôn nhân hoặc công việc/sự nghiệp. Bạn có thời gian để lấy lại hơi thở và xác định vị trí của bạn trong cuộc sống.

1.2 Suy ngẫm về quá khứ của bạn

Đây có lẽ là thời điểm mà bạn thấy mình đang suy ngẫm về thời thơ ấu; tự hỏi về những nơi bạn đã ở; và tại sao bạn hiện diện trong cuộc sống. Điều tôi thường thấy ở những thân chủ độ tuổi này là quan điểm chỉ trích đối với cha mẹ của họ; một số chọn cắt đứt liên lạc với họ vì những tổn thương trong quá khứ: tính cách cứng nhắc và khó gần của họ; họ không thể hiểu cảm giác của bạn khi còn nhỏ hoặc thiếu niên; họ dường như vô cảm với những gì mà, đến bây giờ bạn mới hiểu, là những khoảnh khắc đau thương; hay khoảnh khắc của sự chán nản và buồn bã tràn ngập.

Bây giờ bạn đang nhìn về quá khứ qua một lăng kính mới; đó là một phần của việc đánh giá vị trí hiện tại của bạn. Cha mẹ của bạn, từ phía họ, thường không biết bạn đang nói về điều gì; hoặc tại sao bạn lại làm ầm ĩ như vậy nhiều năm sau đó. Thực tế và trí nhớ của họ khác nhau; họ nghĩ rằng họ đã làm tốt nhất có thể; rằng họ thực sự nhạy cảm và hoàn toàn làm tốt công việc hơn cha mẹ của họ. Vì vậy, họ trở nên bảo thủ, điều này dường như chỉ đổ thêm dầu vào lửa cái nhìn của bạn về cha mẹ mình; ít nhất là trong một thời gian.

1.3 Xem xét con đường sự nghiệp của mình

Những công việc ban đầu giờ không mang lại sự hài lòng, dù nó có là gì đi nữa. Không có con đường sự nghiệp, công việc nhàm chán hoặc quá cạnh tranh. Một phần khả năng sáng tạo hoặc ý thức về mục đích của bạn đã bị mất; hoặc bị đẩy sang một bên trong cuộc sống của bạn. Đã đến lúc đánh giá lại. Có lẽ đã đến lúc đi học sau đại học một chuyên môn mới: luật, thiết kế web, v.v. Bạn không thể tưởng tượng được việc phải làm những gì bạn đang làm bây giờ… mãi mãi được.

1.4 Khủng hoảng đối tác.

Đối với những người kết hôn ở độ tuổi 20 cuộc sống đã ổn định. Nhưng có vẻ như sự kích thích kéo dài 7 năm đã giảm dần; và cùng với đó là cảm thấy có khoảng cách giữa cuộc sống hàng ngày mà bạn đang sống; cùng tất cả các thói quen và quy tắc; và bạn là ai ngày hôm nay.

Giai đoạn này các cặp vợ chồng bắt đầu chiến đấu; rời xa nhau để sống riêng hoặc chú trọng vào con cái. Điều khiến đối tác thu hút bạn nhất, có lẽ là giờ đã biến mất hoặc khiến bạn phát điên. Bạn muốn bứt phá – tự mình làm được nhiều hơn; lên tiếng và chứ không chỉ tuân theo. Đó là sự cá nhân hóa, trở thành con người bạn muốn trở thành nhiều hơn. Bạn đang làm rung chuyển con thuyền và có khả năng sẽ có phản ứng ngược.

Và nếu bạn đã trải qua một cuộc chia tay hoặc ly hôn nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy cô đơn, xa cách. Bạn có thể lao vào sự nghiệp của mình nếu điều đó vẫn phù hợp với bạn, hoặc hẹn hò trực tuyến với hy vọng tìm được một nửa phù hợp hơn. Vào những ngày tốt đẹp, đó là một chương mới, vào những ngày tồi tệ là một hố đen tối.

1.5 Đứa trẻ cũng có thể mang lại khủng hoảng

Và nếu bạn là phụ nữ và không thể có con, bạn đã ý thức được điều này; thì giờ đã đến lúc phải đi tiếp trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn đang ở một mình hoặc không chắc chắn về sự ổn định của mối quan hệ của mình; đây là thời điểm đầy lo âu. Chìm sâu vào thời thơ ấu của bạn, cùng nỗi sợ hãi nếu trở nên giống cha mẹ mình, và tất cả những điều này có thể khiến bạn choáng ngợp.

2. Giải pháp giúp bạn vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi 30

2.1 Hãy nhìn nhận mọi thứ như nó vốn là

Một khoảng thời gian bình thường để suy ngẫm và hiệu chỉnh lại. Không phải bạn không làm gì sai; mà bạn cần phải dung hòa con người bạn trở thành với cuộc sống mà bạn đã tạo ra. Đây là thời điểm để hít thở sâu, không hoảng sợ; lùi lại và xem điều gì đang xảy ra; quan sát cuộc sống của bạn đang thử thách bạn làm gì.

2.2 Thời điểm tốt để xác định lại các giá trị và ưu tiên của bạn

Bạn cần điều gì nhất ở thời điểm hiện tại? Dựa trên những gì bạn tin tưởng và đã học được, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn bây giờ? Mục đích sống của bạn vào một ngày đẹp trời là gì? (Đừng ngại nghĩ lớn.) Hãy nhận ra, mặc dù đôi khi bạn có thể cảm thấy bị mắc kẹt; nhưng thực ra bạn chưa bao giờ bị mắc kẹt; và vấn đề là nhận ra những lựa chọn của bạn, dù chúng có vẻ hạn chế ở thời điểm hiện tại.

2.3 Khám phá

Bạn nghĩ học cao hơn là một ý tưởng hay? Hãy kiểm tra nó. Nói chuyện với những người trong các nghề nghiệp khác nhau và tìm hiểu điều họ thích hoặc không thích về công việc của họ. Mạo hiểm lên tiếng hơn là chẳng nói gì. Nói chuyện với cha mẹ của bạn về quá khứ của bạn; không phải để nói xấu; nhưng để có một cái nhìn khác về các quyết định họ đã đưa ra và tại sao. Mang sự sáng tạo trở lại cuộc sống của bạn bằng cách chọn ra những nguồn sáng tạo đã bị gạt sang một bên (âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, viết lách, v.v.); hoặc bằng cách khám phá các hoạt động mới thông qua các bài học hoặc hoạt động tình nguyện.

2.4 Xem cuộc sống của bạn là một hành trình khám phá.

Đừng xem nó như một cuộc sống mà bạn xây dựng. Không đạt được mục tiêu không có nghĩa là thất bại mà có thể có một con đường khác mà bạn cần khám phá và thực hiện.

2.5 Xem xét một số hình thức tư vấn hoặc trị liệu tâm lý

Đây là việc bạn có một nơi an toàn để sắp xếp những suy nghĩ của mình; để có ai đó bên ngoài thách thức suy nghĩ và giả định của bạn. Cũng là nơi để giải quyết các vấn đề; mối quan hệ của bạn, công việc của bạn, đứa con. Nó không cần dài hạn, nhưng là thứ để khởi động suy nghĩ của bạn và giúp bạn bớt cô đơn.

Các giai đoạn chuyển tiếp này thường kéo dài 2-3 năm. Hãy thử xem đây là một bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình tiến hóa liên tục và quyền tự quyết cuộc sống của bạn.

Hãy coi nó như là một bài tập luyện chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo xuất hiện.

Dịch bởi Đỗ Khánh Linh từ Your 30-year crisis: A short guide

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt