phát triển cái tôi thật cho con

Phát triển cái tôi cho con một cuộc sống hạnh phúc

Bạn có thể muốn hiểu thêm về Cái tôi là gì, trước khi khám phá về Cái tôi thật và giả trong bài này.

1. Tại sao khi trưởng thành ta có thể gặp rắc rối về mặt tinh thần?

Một trong những lời giải thích đáng ngạc nhiên nhưng mạnh mẽ nhất là: vì chúng ta, trong những năm đầu tiên của đời mình; đã từ chối cơ hội được là chính mình. Tức là chúng ta không được phép ương ngạnh và khó khăn; chúng ta không được đòi hỏi, hung hăng; được thiếu khoan dung và ích kỷ khi cần. 

Bởi vì những người chăm sóc của chúng ta mong manh và quá nhiều vướng bận; do đó phải thuận theo yêu cầu của họ trước. Chúng ta cảm thấy rằng mình phải tuân thủ mới được yêu thương và bao dung. Và đã phải giả dối trước khi ta có cơ hội cảm thấy được sống đúng nghĩa. 

Và kết quả là, nhiều năm sau, nếu không hiểu rõ về quá trình này, ta có nguy cơ cảm thấy không được bám rễ chắc chắn; nội tâm ta mỏi mòn, và theo cách nào đó; ta không hoàn toàn hiện diện được với cuộc đời.

2. Lý thuyết về Cái tôi thật và Cái tôi giả

Lý thuyết này là công trình của một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thế kỷ XX. Nhà phân tâm học và nhà tâm thần học trẻ em người Anh Donald Winnicott. Dựa trên những quan sát chặt chẽ ở bệnh nhân trẻ sơ sinh và người lớn của mình, vào những năm 1960, Winnicott đã đưa ra quan điểm rằng 

Sự phát triển lành mạnh luôn đòi hỏi chúng ta phải trải nghiệm một thời kỳ mà ta không phải bận tâm về cảm xúc và ý kiến ​​của những người có trách nhiệm chăm sóc chúng ta. Một đòi hỏi rất ư là quá đáng nhưng lại cần thiết để duy trì sự sống. 

Trong thời kỳ đầu tiên đó, ta có thể là chính mình một cách toàn diện; và được là Cái Tôi Thật của chúng ta mà không thấy tội lỗi. Bởi vì những người xung quanh ta; trong một khoảng thời gian khi ta còn rất bé bỏng; đã tự điều chỉnh để thích nghi hoàn toàn với các nhu cầu và mong muốn của ta; cho dù chúng có thể bất tiện và khó khăn đến đâu.

3. Dạy Cái tôi thật cho đứa con của bạn

Cái tôi thật của trẻ sơ sinh, theo diễn giải của Winnicott, về bản chất là không có đạo đức hay tính xã hội. Nó không quan tâm đến cảm xúc của người khác và không được xã hội hóa. Đứa trẻ hét lên khi cần, ngay cả khi đó là nửa đêm hay trên một chuyến tàu đông đúc. Nó có thể hung dữ, hay cắn. Trong mắt một người quan tâm nhiều đến cách cư xử hay bận tâm đến chuyên vệ sinh; nó có thể gây sốc và hơi đáng tởm. Cho phép đứa trẻ ấy muốn thể hiện mình ở đâu thì thể hiện; và theo cách nó muốn. Tất nhiên, nó có thể ngọt ngào nhưng theo kiểu mà nó thích; không phải để quyến rũ hay để mặc cả mong được yêu thương. 

4. Lời kết

Khi trưởng thành, nếu một người còn tí khả năng sống chân thực nào, thì chính là vì người đó phải đã được hưởng đặc ân tình cảm to lớn. Ngày còn thơ đã được làm phiền mọi người khi mình muốn; đá đạp khi tức giận, la hét khi mệt mỏi, cắn khi cảm thấy hung hăng. 

Cái Tôi thật của đứa trẻ phải được tạo cơ hội tưởng tượng rằng; mình tiêu diệt cha mẹ khi nó nổi cơn thịnh nộ; và sau đó chứng kiến ​​cha mẹ vẫn sống sót và chịu đựng nó. Điều này vừa cho đứa trẻ một cảm giác thỏa mãn cần thiết; nhưng  vẫn rất vững tâm rằng trên thực tế nó không phải là toàn năng. Rằng thế giới sẽ không sụp đổ chỉ đơn giản vì đôi khi nó mong muốn thế, hay khi nó sợ hãi điều đó có thể xảy ra.

Nguyễn Vân Anh dịch và tổng hợp từ The Truth and The False Self

Bài viết liên quan: