rèn luyện lòng biết ơn

Vì sao rèn luyện lòng biết ơn không phải là điều dễ dàng với một số người?

Có rất nhiều lợi ích khi biết ơn. Lòng biết ơn tốt cho sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ; và thậm chí là sức khỏe thể chất của bạn. Nhưng sự thật là một số người có thái độ biết ơn nhiều hơn những người khác. Đối với một số người khác, rèn luyện lòng biết ơn không phải là điều dễ dàng.

Nghiên cứu cho thấy những khác biệt này có thể bắt nguồn từ não bộ, gen; và thậm chí cả tính cách của chúng ta. Nhưng nếu bạn gặp khó khăn khi rèn luyện lòng biết ơn, đừng tuyệt vọng! Lòng biết ơn không phải thuần tuý là có sẵn. Dưới đây là những yếu tố tác động đến rèn luyện lòng biết ơn.

1. Gen và liên hệ với sự rèn luyện lòng biết ơn

Di truyền có thể giải thích lý do tại sao một số người dễ cảm thấy; và dễ bày tỏ lòng biết ơn hơn người khác. Có lẽ bằng chứng mạnh mẽ nhất đến từ một nghiên cứu về các cặp song sinh. Trong nghiên cứu của Michael Steger và các đồng nghiệp; những cặp song sinh giống hệt nhau (có nghĩa là có cùng DNA); có mức độ lòng biết ơn hơn những cặp song sinh chỉ chia sẻ 50% DNA của họ. Nghiên cứu này cho thấy rằng di truyền là một yếu tố của lòng biết ơn.

1.1 Gen CD38

Các nghiên cứu khác đã khám phá những gen nào có thể làm nền tảng cho thái độ biết ơn (hoặc ít biết ơn hơn) của một người. Một ứng cử viên đầy hứa hẹn là gen CD38, liên quan đến việc tiết oxytocin neuropeptide. Một nghiên cứu của Sara Algoe và các đồng nghiệp cho thấy; sự khác biệt trong gen này có liên quan đáng kể đến chất lượng và tần suất bày tỏ lòng biết ơn đối với một người bạn tình lãng mạn; trong cả phòng thí nghiệm và trong cuộc sống hàng ngày.

Trong một phần của nghiên cứu này, các cặp đôi ghi chú rằng liệu; “Tôi có cảm ơn người bạn đời của mình về điều mà anh ấy/cô ấy đã làm mà tôi đánh giá cao”; mỗi đêm trong hai tuần hay không. Các đối tác có một biến thể cụ thể của gen CD38 cho biết họ cảm ơn đối tác của họ khoảng 45% số ngày; trong khi đối tác có biến thể khác cảm ơn đối tác của họ hơn 70% số ngày. Đó là một sự khác biệt khoảng ba ngày rưỡi khi so sánh các cặp vợ chồng.

1.2 Gen COMT

Một gen khác có vẻ ảnh hưởng đến lòng biết ơn là gen có tên là COMT. Gen này liên quan đến việc tái chế chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não. Một nghiên cứu gần đây của Jinting Liu và các đồng nghiệp cho thấy; những người có một phiên bản của gen này cảm thấy biết ơn nhiều hơn; trong khi những người có phiên bản khác cảm thấy ít biết ơn hơn. Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu trước đó phát hiện ra rằng não của những người có phiên bản gen “ít biết ơn hơn” thể hiện “thành kiến ​​tiêu cực” lớn hơn. Họ phản ứng với những khuôn mặt sợ hãi nhiều hơn so với những khuôn mặt trung tính; và phản ứng ít hơn đến những khuôn mặt hạnh phúc.

Mặc dù phiên bản “ít biết ơn hơn” của gen COMT không phải là xấu; có bằng chứng rằng phiên bản này của gen COMT có lợi thế cho trí nhớ và sự chú ý; kết quả được báo cáo bởi Liu và các đồng nghiệp cho thấy rằng; biến thể gen này cũng có thể khiến mọi người không chỉ kém nhạy cảm hơn với các sự kiện cuộc sống tích cực; nhưng cũng siêu nhạy cảm với các sự kiện cuộc sống tiêu cực.

Liu và các đồng nghiệp viết: “Những cá nhân này có thể dần dần hình thành thói quen bỏ qua các khía cạnh tích cực của các sự kiện trong cuộc sống; và phàn nàn về những điều không may; dẫn đến giảm các đặc điểm tính cách tích cực; chẳng hạn như lòng biết ơn và sự tha thứ.”

1.3 Điều cần lưu về nghiên cứu giữa gen và rèn luyện lòng biết ơn

Đầu tiên, những nghiên cứu này không thể cho chúng ta biết về cách một người với một gen cụ thể sẽ hành động hoặc cư xử như thế nào vào một ngày nhất định. Không phải là tất cả mọi người với một phiên bản gen luôn cảm thấy may mắn; trong khi những người sử dụng phiên bản gen kia hoàn toàn vô ơn.

Thứ hai, các gen được thảo luận ở trên chỉ là hai trong số hàng trăm hoặc hàng nghìn gen có thể liên quan đến cách chúng ta trải qua một cảm xúc phức tạp như lòng biết ơn; bên cạnh tất cả các yếu tố xã hội khác như tôn giáo và văn hóa cũng đang diễn ra. Cảm xúc là rất phức tạp! Tuy nhiên, những kết quả này cho thấy rằng; các gen có thể góp phần khiến một người ít nhiều có xu hướng nhìn thế giới bằng đôi mắt biết ơn.

2. Bộ não và sự tác động lên lòng biết ơn

Nghiên cứu cho thấy có thể có sự khác biệt về cấu trúc và hoạt động của não; giữa những người biết ơn nhiều hơn và ít biết ơn hơn. Mặc dù chúng ta không thể nói chắc chắn liệu những khác biệt đó có phải là kết quả của tự nhiên; hay sự nuôi dưỡng hay một số tương tác giữa yếu tố vừa nêu.

Vì vậy, ví dụ; một số phần của não có thể khác biệt về mặt giải phẫu ở những người biết ơn nhiều hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người có xu hướng biết ơn nhiều hơn có nhiều chất xám hơn trong vỏ não thái dương thấp bên phải của họ; một khu vực trước đây có liên hệ đến việc diễn giải ý định của người khác.

Và, trong một nghiên cứu khác của Joel Wong, Joshua Brown và các đồng nghiệp; những người bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn trong môi trường phòng thí nghiệm; được đo bằng mức độ sẵn sàng cung cấp cho tổ chức từ thiện nhiều hơn số tiền mà họ nhận được từ việc thực hiện một thử nghiệm; não của họ hoạt động tích cực hơn tại khu vực liên quan đến việc thực hiện các tính toán tinh thần.

Các nghiên cứu này kết hợp với nhau cho thấy rằng; sự khác biệt về cấu trúc và hoạt động trên các vùng não khác nhau có thể liên quan đến sự khác biệt về lòng biết ơn giữa các cá nhân; nhưng sự khác biệt này không cố định. Trên thực tế, luôn nỗ lực để biết ơn có thể thay đổi bộ não của chúng ta về lâu dài.

3. Một số tính cách là rào cản của rèn luyện lòng biết ơn

Gen và bộ não của chúng ta không phải là phần cuối của câu chuyện; một số yếu tố tính cách cũng có thể đóng vai trò là rào cản đối với lòng biết ơn. Đặc biệt, lòng đố kỵ, chủ nghĩa vật chất, lòng ái kỷ và sự hoài nghi có thể được coi là “kẻ trộm của lòng biết ơn”.

3.1 Lòng đố kỵ và chủ nghĩa vật chất

Đố kỵ và chủ nghĩa vật chất đều mô tả việc sống trên những gì chúng ta không có. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những cảm xúc này trái ngược với lòng biết ơn. Thật vậy, có thể khó hoặc thậm chí là không thể; để mọi người đồng thời biết ơn và ghen tị; hoặc chú trọng vật chất.

Tác phẩm của Jo-Anna Tsang và các đồng nghiệp đã khám phá mối quan hệ giữa ba cảm xúc này. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2002 của Tsang, với các đồng nghiệp Michael McCullough và Robert Emmons; cho thấy những người tự cho rằng mình có xu hướng không coi trọng chủ nghĩa vật chất và lòng đố kỵ cũng cho biết họ biết ơn nhiều hơn. Một nghiên cứu khác của Tsang và các đồng nghiệp; đã xem xét kỹ hơn mối quan hệ tiêu cực giữa chủ nghĩa vật chất và sự hài lòng trong cuộc sống. Nghiên cứu này cho thấy mức độ hài lòng trong cuộc sống thấp hơn ở những người sống theo chủ nghĩa vật chất có thể được giải thích bởi thực tế là họ đã báo cáo mức độ biết ơn thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu đã tóm tắt theo cách này; “Những người theo chủ nghĩa vật chất ít hạnh phúc hơn một phần vì họ khó biết ơn những gì họ có”.

3.2 Lòng ái kỷ cản trở rèn luyện lòng biết ơn ra sao?

Lòng ái kỷ dường như là một chất ức chế mạnh mẽ khác của lòng biết ơn. Một nghiên cứu của Lisa Farwell và Ruth Wohlwend-Lloyd đã minh họa rõ ràng mối quan hệ này. Trong nghiên cứu đó, những người tham gia được cho biết rằng kết quả của họ trong một bài kiểm tra được kết hợp với kết quả của một đối tác ẩn danh; và điểm tổng hợp của họ tốt hơn 85% so với các nhóm khác. Nhiều người tự yêu bản thân cho biết họ cảm thấy ít biết ơn bạn đời hơn những người ít ái kỷ hơn.

Chủ nghĩa ái kỷ, chủ nghĩa vật chất và lòng đố kỵ thậm chí có thể khiến lòng biết ơn của con người suy giảm theo thời gian. Một nghiên cứu năm 2017 của Rebecca Solom, Phil Watkins và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng; những sinh viên đại học có mức độ ái kỷ cao; cùng với chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa vật chất và lòng đố kỵ; đã biết ơn ít hơn sau hai tháng; ngay cả sau khi đã kiểm soát lòng biết ơn của họ ở thời gian đầu nghiên cứu.

Tại sao lòng ái kỷ lại có mối liên hệ tiêu cực này với lòng biết ơn? Một khả năng là quyền được hưởng. Theo Solom và các đồng nghiệp: “Những người có lòng ái kỷ cao thậm chí có thể không nhận thấy rằng một món quà đã xảy ra bởi vì họ tin rằng họ xứng đáng được hưởng lợi ích đó”.

Làm thế nào để xây dựng lòng biết ơn?

Mặc dù có bằng chứng cho thấy các hoạt động biết ơn có thể dễ dàng hơn với một số người hơn những người khác; nhưng nghiên cứu cho thấy rằng có những bài tập bạn có thể làm để gia tăng lòng biết ơn.

Viết nhật ký biết ơn hoặc viết thư biết ơn; điều này sẽ xây dựng cơ bắp biết ơn của bạn. Một phân tích năm 2017 về 38 nghiên cứu về lòng biết ơn đã kết luận rằng; “các can thiệp về lòng biết ơn có thể mang lại lợi ích tích cực cho mọi người về mặt hạnh phúc; sự hài lòng trong cuộc sống, tâm trạng và thái độ biết ơn”; và ảnh hưởng tích cực, và dẫn đến giảm các triệu chứng trầm cảm.”

Lòng biết ơn có thể khó hơn, hoặc có thể kém tự nhiên hơn đối với một số người trong chúng ta. Tin tốt là nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể thực sự rèn luyện lòng biết ơn để trở nên tốt hơn. Và đó là điều đầu tiên sau khi bạn đọc bài viết này bạn có thể biết ơn.

Dịch bởi Đỗ Khánh Linh từ Why Is Gratitude So Hard for Some People?

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt