môi trường làm việc tích cực

Làm thế nào để xây dựng môi trường làm việc tích cực?

Sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng lớn đến một doanh nghiệp. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 80% nhân viên có rối loạn trầm cảm cho biết họ gặp khó khăn trong công việc, gia đình, hoặc các hoạt động xã hội. Không may là, những loại rối loạn tâm lý như lo âu và trầm cảm thường không được phát hiện sớm. Khác với các bệnh về thể chất, vấn đề sức khỏe tinh thần thường khó xác định hơn.

Việc giải quyết các vấn đề tâm lý trong công việc là một thách thức; nhưng doanh nghiệp luôn có thể giúp thay đổi thái độ của mọi người về sức khỏe tinh thần, cũng như đưa ra những sự hỗ trợ tâm lý cho nhân viên. Dưới đây là một số cách hữu ích để lãnh đạo tạo ra môi trường làm việc tích cực; đảm bảo sức khỏe tinh thần cho nhân viên:

1. Nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần

Doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên những tài liệu đào tạo từ các tổ chức tâm lý; hoặc liên kết để phát triển các chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần riêng cho nhân viên mình. Ví dụ, DuPont đã thực hiện một chương trình nhằm khuyến khích nhân viên hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống tâm lý. Chiến dịch này bao gồm một video dài năm phút; hướng dẫn nhân viên đặt những câu hỏi thích hợp khi trò chuyện với người gặp các vấn đề tâm lý.

2. Cung cấp các khóa đào tạo tâm lý cho nhà quản lý

Doanh nghiệp có thể cân nhắc phối hợp với các tổ chức tâm lý; để cung cấp các khóa đào tạo về sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Trên thực tế, người quản lý thường cố tìm ra một giải pháp chung cho mọi vấn đề. Tuy nhiên, mỗi nhân viên là một cá nhân riêng biệt; họ khác nhau trong cách hành động, cách nghĩ, và cách cảm nhận. Một người quản lý giỏi cần chấp nhận và thấu hiểu vấn đề này; và giúp đỡ nhân viên duy trì và nâng cao lợi ích của sự khác biệt ấy. “Một số người rất kiên cường và ít cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý; nhưng cũng có nhiều người cần được giúp đỡ dù không có biến cố gì xảy ra.”, Tomas chia sẻ.

3. Khuyến khích nhân viên cân bằng công việc-cuộc sống

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là mấu chốt để xây dựng môi trường làm việc tích cực. Doanh nghiệp nên đưa ra những lựa chọn công việc linh hoạt cho nhân viên. Duy trì sự cân bằng sẽ giúp giảm căng thẳng và ngăn chặn tình trạng kiệt sức ở nơi làm việc.

Theo tổ chức từ thiện sức khỏe tinh thần Mind; giờ làm việc linh hoạt có thể mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tăng khả năng kiểm soát vấn đề, giảm nguy cơ ùn tắc giao thông; và tăng thời gian để tham gia các cuộc hẹn tham vấn tâm lý – những điều hết sức cần thiết với nhân viên có vấn đề tâm lý. Nghiên cứu cho thấy 33% những người phải di chuyển nhiều từ nhà tới công ty (tốn hơn 120 phút cho tổng thời gian đi lại) có nhiều khả năng mắc trầm cảm hơn. Họ có nguy cơ lo lắng về tài chính cao hơn 40%; và gặp căng thẳng liên quan đến công việc nhiều hơn 12% so với các nhân viên khác.

4. Xây dựng các chính sách hỗ trợ sức khỏe tinh thần

Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tạo ra các chính sách hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Ví dụ, doanh nghiệp hiện có chính sách về chống phân biệt đối xử; hay ngăn chặn việc kì thị người bị trầm cảm ở nơi làm việc không? Nếu có, lãnh đạo có thể xem xét và cập nhật liên tục để hỗ trợ nhân viên tốt hơn. 

5. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên

Theo Tomas, công bằng có nghĩa là đối xử với mọi người theo cách mà họ muốn và họ xứng đáng; thay vì đối xử với tất cả mọi người giống y hệt nhau. Ví dụ, môi trường làm việc sôi nổi sẽ phù hợp với nhân viên hướng ngoại; nhưng lại là một cực hình với người hướng nội. Việc đưa ra các ý tưởng sẽ khuyến khích những nhân viên giàu sức sáng tạo; nhưng có thể gây căng thẳng đối với những người chỉ thích làm việc với số liệu. Vì vậy, đối xử công bằng và tạo điều kiện để nhân viên phát triển thế mạnh của mình sẽ giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực; thay vì cố đánh đồng tất cả nhân viên, và gạt bỏ những người khác biệt.

6. Tổ chức khám sức khỏe tinh thần định kì cho nhân viên

Doanh nghiệp có thể đảm bảo sức khỏe khỏe tinh thần của nhân viên bằng cách khuyến khích họ tham gia vào các đợt khám miễn phí và ẩn danh. Hoặc, phối hợp với các tổ chức tâm lý như Healthy Mind để khám và nâng cao hiểu biết về sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể thấu hiểu và hỗ trợ nhân viên kịp thời.

7. Quan sát mức độ gắn kết của nhân viên

Doanh nghiệp cần chú tâm vào mức độ gắn kết của nhân viên. Hầu hết các công ty lớn đều tổ chức nhiều cuộc khảo sát thái độ của nhân viên để tìm hiểu trải nghiệm của họ công việc; nhưng chỉ một số ít nhận thức được tầm quan trọng của sự gắn kết nhân viên trong việc ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Sự gắn kết của nhân viên là thước đo tốt nhất cho tình trạng sức khỏe tinh thần của một doanh nghiệp. Khi được gắn kết, nhân viên sẽ luôn nhiệt tình, tích cực và tự hào là thành viên của công ty. Tất cả những điều này có thể dự báo trạng thái sức khỏe tinh thần tích cực của nhân viên. Ngược lại, khi không có cảm giác gắn kết, họ có nguy cơ kiệt sức, căng thẳng, và cô lập cao hơn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần chung của doanh nghiệp.

Lời kết

Hơn bao giờ hết, xây dựng môi trường làm việc tích cực với sức khỏe tinh thần là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Lãnh đạo cần cung cấp các chương trình giáo dục về tâm lý cho nhân viên để giảm nguy cơ kiệt sức, suy nhược tinh thần, và các hệ quả khác.

Trên thực tế, các công ty đầu tư về sức khỏe tinh thần của nhân viên, và thúc đẩy đối thoại cởi mở về các vấn đề tâm lý cũng sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi các nhân viên muốn làm việc và cống hiến nhiều hơn. Vì vậy, đây là giải pháp có lợi cho cả hai bên. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên, Healthy Mind có thể hỗ trợ kết nối với các chuyên gia tâm lý phù hợp.

Dịch tiếng Việt bởi Vũ Thị Ngọc Mai từ bài viết How To Create A Workplace That Supports Mental Health.

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt