rủi ro dẫn đến trầm cảm

Yếu tố rủi ro dẫn đến trầm cảm – Những điều cần biết

Trong những năm gần đây, chứng trầm cảm đã không còn xa lạ với nhiều người chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng; trầm cảm không chỉ đến từ di truyền hay chấn thương não; mà có thể xảy ra với bất cứ ai có thói quen hoặc môi trường sống không lành mạnh. Làm thế nào để bạn biết các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm? Dưới đây là 3 nhóm yếu tố rủi ro dẫn đến trầm cảm mà bạn cần phải biết để có thể phòng tránh kịp thời trước khi tình trạng của bạn nặng thêm.

1. Yếu tố rủi ro dẫn đến trầm cảm: não và cơ thể

Trong số các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm; một vài nguyên nhân liên quan tới não và thể chất của bạn, bao gồm:

1.1 Mất cân bằng hóa học não:

Một nguyên nhân sinh học tiềm ẩn gây ra trầm cảm là sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến điều hòa tâm trạng. Khi một số chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt (vd. dopamine, serotonin và norepinephrine); nó có thể dẫn đến các triệu chứng mà chúng ta nhận ra là trầm cảm lâm sàng.

1.2 Tình trạng sức khỏe thể chất:

Tâm trí và cơ thể được liên kết rõ ràng. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe thể chất, bạn cũng có thể phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe tinh thần của mình. Bạn có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm cảm hơn nếu bạn mắc bệnh mãn tính; rối loạn giấc ngủ hoặc tình trạng tuyến giáp. Tỷ lệ trầm cảm cũng có xu hướng cao hơn ở những người bị đau mãn tính, tiểu đường, đa xơ cứng và ung thư.

1.3 Nội tiết tố sinh dục nữ:

Phụ nữ đặc biệt dễ bị rối loạn trầm cảm trong thời gian nội tiết tố của họ thay đổi thất thường; chẳng hạn như khoảng thời gian chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con và tiền mãn kinh. Sự dao động hormone do sinh con; và các tình trạng tuyến giáp cũng có thể góp phần gây ra trầm cảm. Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra sau khi phụ nữ sinh con; và được cho là do sự thay đổi nội tiết tố nhanh chóng diễn ra ngay sau khi sinh con. Ngoài ra, nguy cơ trầm cảm của phụ nữ giảm sau khi đã hết thời kỳ mãn kinh.

2. Yếu tố rủi ro dẫn đến trầm cảm: di truyền và tiền sử bệnh tâm lý trong gia đình

Tiền sử gia đình bị trầm cảm là một yếu tố nguy cơ đáng kể khác. Bạn có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm cảm nếu những người khác trong gia đình bạn cũng bị trầm cảm; hoặc một/nhiều dạng rối loạn tâm trạng khác. Các ước tính cho thấy rằng trầm cảm được xác định khoảng 40% do di truyền. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cha mẹ; và ông bà bị trầm cảm sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm ở con cháu. Tất nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không có nguyên nhân trầm cảm nào hành động cô lập. Nghiên cứu khoa học vẫn chưa rõ chính xác gen nào đóng vai trò trong chứng trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác.

3. Các yếu tố rủi ro về môi trường và lối sống

Bên cạnh sức khỏe thể chất, bộ não, và sự di truyền, có một số yếu tố về lối sống có thể đóng một vai trò trong việc gây ra trầm cảm. Trong khi nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm như giới tính hoặc tiền sử gia đình của bạn là không thể thay đổi; bạn có thể kiểm soát các yếu tố lối sống dễ hơn và ngăn ngừa nguy cơ mắc trầm cảm. Dưới đây là một vài rủi ro liên quan tới môi trường và lối sống:

3.1 Rối loạn nhịp sinh học hằng ngày:

Rối loạn nhịp sinh học của cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cảm xúc theo mùa; và nó cũng là một dạng trầm cảm. Nhịp điệu này ảnh hưởng bởi lượng ánh sáng tiếp xúc với mắt bạn. Trong những ngày ngắn hơn của mùa đông, khi thời gian ở ngoài trời và lượng ánh sáng bị hạn chế; nhịp điệu sinh học có thể bị gián đoạn. Bên cạnh đó, giảm ánh sáng mặt trời cũng dẫn đến giảm mức serotonin trong não; và ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Mặc dù bạn không thể kiểm soát thì thay đổi mùa, bạn có thể làm những việc để tăng việc tiếp xúc với ánh sáng; hoặc bất cứ việc gì giúp duy trì lượng serotonin trong não và giảm nguy cơ trầm cảm.

3.2 Chế độ dinh dưỡng kém:

Một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể góp phần gây ra trầm cảm. Ví dụ, bữa ăn của bạn thiếu hụt vitamin, chất khoáng, ít axit béo, omega-3 và omega-6, hoặc có nhiều đường; đều có thể khiến bạn dễ mắc trầm cảm hơn.

3.3 Căng thẳng do các sự kiện bất ngờ hoặc thay đổi đột ngột trong cuộc sống:

Các sự kiện/tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống được chứng minh làm giảm khả năng đối phó của một người; cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Những sự kiện này có thể là: mất việc, ly hôn, phá sản, chuyển đến nơi ở mới/ trường học hoặc cơ quan mới, v.v.

3.4 Đau buồn và mất mát:

Sau khi người thân mất đi, những người đau buồn trải qua nhiều triệu chứng trầm cảm giống nhau. Ví dụ: Khó ngủ, kém ăn và mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động là phản ứng bình thường của sự mất mát. Thông thường, các triệu chứng đau buồn dự kiến ​​sẽ giảm dần theo thời gian. Nhưng khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, đau buồn có thể chuyển thành trầm cảm.

3.5 Sử dụng chất kích thích:

Chất gây nghiện như ma túy, rượu, đồ có cồn có thể góp phần vào việc gia tăng trầm cảm. Tuy nhiên, ngay cả một số loại thuốc kê đơn cũng có liên quan đến chứng trầm cảm; ví dụ thuốc chống co giật, statin, chất kích thích, benzodiazepine, corticosteroid và thuốc chẹn beta. Điều quan trọng là xem lại bất kỳ loại thuốc nào bạn đã được kê đơn; và nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy cảm xúc có dấu hiệu đi xuống. Có thể thấy, có nhiều yếu tố nội – ngoại gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở một người. Tin mừng cho bạn là: có nhiều yếu tố về lối sinh hoạt, ăn uống, môi trường, v.v. mà bạn có thể kiểm soát.

Đừng đợi đến lúc tình trạng trầm cảm trở nên rõ rệt. Hãy nghiêm túc xem xét những yếu tố trong cuộc sống; và ở bản thân có thể dẫn đến việc bạn mắc trầm cảm sớm nhất có thể. Đừng quên chia sẻ bài viết này để giúp người thân; và bạn bè có thể nhận biết các yếu tố rủi ro gây ra trầm cảm nha!

Dịch bởi Hà Lưu từ Causes and Risk Factors of Depression

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt