Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM – D)

HDRS, viết tắt của Hamilton Depression Rating Scale (còn được gọi là Ham-D) là thang đánh giá trầm cảm do bác sĩ lâm sàng sử dụng rất rộng rãi. Phiên bản gốc chứa 17 mục (HDRS17) liên quan đến các triệu chứng trầm cảm đã trải qua trong quá khứ. Mặc dù quy mô được thiết kế hoàn thiện sau một cuộc phỏng vấn lâm sàng không cấu trúc nhưng hiện nay phỏng vấn bán cấu trúc vẫn tiếp cận thang đo. HDRS ban đầu được phát triển cho bệnh nhân nội trú trong bệnh viện, do đó nhấn mạnh vào các triệu chứng u sầu và thể chất của phiền muộn. Phiên bản 21 mục mới hơn (HDRS21) bao gồm 4 các mục nhằm phân loại bệnh trầm cảm, nhưng đôi khi, không chính xác, được sử dụng để xếp hạng mức độ nghiêm trọng.
- Thời gian thực hiện: 20 - 30 phút
- Mục đích: Để đánh giá mức độ và sự thay đổi của các triệ chứng trầm cảm
- Đối tượng: Người lớn 
 Mặc dù bao gồm 21 câu hỏi nhưng sự tính toán chỉ dựa vào 17 câu đầu mà thôi. 
 
 1.      KHÍ SẮC TRẦM
 (Thái độ ảm đạm, bi quan về tương lai, cảm giác buồn, muốn khóc)
 0= Không có 
 1= Buồn bã 
 2= Thỉnh thoảng có khóc
 3= Khóc thường xuyên
 4= Có các triệu chứng nghiêm trọng
 2.      CẢM GIÁC TỘI LỖI
 0= Không có
 1= Tự trách mắng bản thân, có cảm giác bản thân đã làm mọi người thất vọng
 2= Có ý nghĩ tội lỗi về bản thân
 3= Bệnh tật hiện tại chính là 1 hình phạt và hoang tưởng về tội lỗi bản thân
 4= Có ảo giác bị buộc tội 
 3.      TỰ SÁT
 0= Không có
 1= Cảm thấy cuộc sống không đáng sống
 2= Ước muốn được chết
 3= Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát
 4= Cố ý tự sát 
 4.      CHỨNG MẤT NGỦ (Giai đoạn đầu)
 (Khó đi vào giấc ngủ)
 0= Không có
 1= Thỉnh thoảng 
 2= Thường xuyên
 5.      CHỨNG MẤT NGỦ (Giai đoạn giữa)
 (Than phiền về sự mất ngủ, bị quấy rấy và thức giấc suốt đêm) 
 0= Không có
 1= Thỉnh thoảng
 2= Thường xuyên
 6.      CHỨNG MẤT NGỦ (Giai đoạn cuối)
 (Bị thức dậy sớm vào buổi sáng  và không thể ngủ lại được nữa)
 0= Không có
 1= Thỉnh thoảng
 2= Thường xuyên
 7.      CÔNG VIỆC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG
 0= Bình thường, không có khó khăn gì 
 1= Cảm giác bất lực, phờ phạt, dễ bị dao động và khó đưa ra quyết định
 2= Mất ham thích trong các sở thích, giảm các hoạt động xã hội
 3= Giảm năng suất làm việc
 4= Không có khả năng làm việc. Nghỉ việc vì bệnh hiện tại 
 8.      SỰ CHẬM CHẠP
 (Chậm hoạt động, chậm nói, chậm nghĩ , thờ ơ, sững sờ)
 0= Không có triệu chứng
 1= Chậm chạp trong lúc nói chuyện
 2= Rất chậm chạp trong lúc nói chuyện, phỏng vấn
 3= Nói chuyện khó khăn 
 4= Hoàn toàn sững sờ
 9.      KÍCH ĐỘNG
 (Mất ngủ liên qua đến lo âu)
 0= Không có
 1= Thỉnh thoảng
 2= Thường xuyên
 10.   LO ÂU – TÂM LÝ 
 0= Không có triệu chứng
 1= Căng thẳng và cáu kỉnh
 2= Lo lắng về những vấn  đề nhỏ nhặt
 3= Thái độ sợ hãi, lo lắng
 4= Khiếp sợ
 11.   LO ÂU – CƠ THỂ 
 (Dạ dày, ruột, khó tiêu, tim đạp nhanh, đau đầu, khó thở, đường tiết niệu…)
 0= Không có triệu chứng
 1= Triệu chứng ở mức độ nhẹ
 2= Triệu chứng rõ ràng
 3= Triệu chứng nghiêm trọng
 4= Mất khả năng làm việc
 12.   TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ - DẠ DÀY VÀ RUỘT NON 
 (Mất sự ngon miệng, cảm thấy nặng bụng, táo bón)
 0= Không có triệu chứng
 1= Triệu chứng nhẹ
 2= Triệu chứng nghiêm trọng
 13.   TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ - CHUNG
 (Cảm giác tứ chi nặng nề, đau đầu, đâu lưng, đau lưng lan tỏa, mệt mỏi)
 0= Không có
 1= Triệu chứng ở mức nhẹ
 2= Triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng
 14.   TRIỆU CHỨNG SINH DỤC
 (Mất ham muốn tình dục, rồi loạn chu kì)
 0= Triệu chứng không xuất hiện
 1= Triệu chứng ở mức độ nhẹ
 2= Triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng
 15.   NGHI BỆNH
 0= Không có 
 1= Tình trạng quá quan tâm đến cơ thể
 2= Lo lắng quá mức về sức khỏe
 3= Thái độ cáu kỉnh
 4= Hoang tưởng nghi bệnh
 16.   SÚT CÂN
 0= Không bị sút cân
 1= Sút cân nhẹ
 2= Sút cân nhiều hoặc ở mức nghiêm trọng
 17.   NHẬN THỨC 
 (Nhận thức được thể diện dựa trên sự hiểu biết và  hoàn cảnh của người làm trắc nghiệm)
 0= Bình thường, không mất nhậ thức
 1= Mất một phần hoặc nhận thức không rõ rang
 2= Mất nhận thức
 18.   BIẾN ĐỔI TRONG NGÀY
 (Nhứng triệu chứng trở nên tệ hơn vào buổi sáng hoặc buổi tối. Ghi lại điều đó)
 0= Không có sự thay đổi
 1= Ít thay đổi; AM ( ); PM ( )
 2= Thay đổi rõ rệt; AM ( ); PM ( )
 19.   GIẢI THỂ NHÂN CÁCH – TRI GIÁC SAI SỰ THẬT
 (Cảm giác không có thực và ý nghĩ hư vô)
 0= Không có triệu chứng
 1= Có triệu chứng nhẹ
 2= Có triệu chứng rõ ràng
 3= Triệu chứng nghiêm trọng
 4= Mất khả năng, năng lực của bản thân
 20.   TRIỆU CHỨNG HOANG TƯỞNG (Không bao gồm triệu chứng trầm cảm)
 0= Không có
 1= Nghi ngờ, bản thân có nguy cơ
 2= Có những suy nghĩ ám chỉ
 3= Hoang tưởng liên hệ và hoang tưởng bị hại
 4= Xuất hiện ảo giác, bị hại
 21.   NHỮNG TRIỆU CHỨNG ÁM ẢNH
 (Suy nghĩ ám ảnh và những cưỡng chế chống lại những gì mà họ đang cố gắng loại bỏ)
 0= Không có triệu chứng
 1= Triệu chứng nhẹ
 2= Triệu chứng nặng, nghiêm trọng
 CÁCH TÍNH ĐIỂM 
 Thang đánh giá trầm cảm Hamilton bao gồm 21 mục, nhưng chỉ tính điểm cho người bệnh ở 17 mục đầu tiên. Trắc nghiệm viên phỏng vấn, cho điểm để đánh giá mức độ trầm cảm của người bệnh. Tổng điểm các câu từ 1 đến 17. Những điểm mốc đối với trầm cảm như sau: 
 + Điển tổng cộng 0-7: không có trầm cảm 
 + Điểm tổng cộng đến dưới 8-13: trầm cảm nhẹ 
 + Điểm tổng cộng từ 14 đến 18: trầm cảm vừa 
 + Điểm tổng cộng từ 19 đến 22: trầm cảm nạng 
 + Điểm tổng cộng từ 23 trở lên: trầm cảm rất nặng.
  Điểm tổng cộng ngưỡng là 14 được nhiều tác giả chấp thuận để xác định có biểu hiện trầm cảm, tức là có đầy đủ triệu chứng trầm cảm rõ ràng
 Nguồn tham khảo: http://www.assessmentpsychology.com/HAM-D.pdf
 https://en.wikipedia.org/wiki/Hamilton_Rating_Scale_for_Depression 

-

Thang đo HAM D gồm 21 câu hỏi đáng giá mức độ trầm cảm của bạn