điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm: Tổng quan về các phương pháp

Trầm cảm có thể điều trị được và hầu hết mọi người đều thấy các triệu chứng của họ cải thiện khi điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, điều trị cần được cá nhân hóa. Những gì hiệu quả với một người không nhất thiết sẽ hiệu quả với người khác. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ và nhóm điều trị của bạn về những lựa chọn nào có thể hiệu quả nhất trong việc giảm chứng trầm cảm của bạn

1. Các loại liệu pháp tâm lý có hiệu quả đối với bệnh trầm cảm

Từ “liệu pháp” được sử dụng để mô tả nhiều loại phương pháp điều trị khác nhau. Các nhà trị liệu tâm lý thường sử dụng một loại liệu pháp cụ thể để điều trị chứng trầm cảm. Một số người trong số họ sử dụng phương pháp chiết trung, dựa trên nhu cầu điều trị của khách hàng.

Trong khi có nhiều loại liệu pháp khác nhau; một nghiên cứu năm 2013 đã xem xét liệu pháp nào hiệu quả nhất đối với bệnh trầm cảm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các liệu pháp sau đây đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm trầm cảm.

  • Liệu pháp liên cá nhân trong thời gian tương đối ngắn. Các phiên có cấu trúc cao. Nó dựa trên ý tưởng rằng các mối quan hệ của bạn là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm. Mục tiêu của điều trị là giúp bệnh nhân cải thiện các kỹ năng; chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào việc giúp mọi người xác định và thay thế các sự biến dạng về nhận thức; và các mô típ hành vi củng cố cảm giác trầm cảm. Nó thường ngắn hạn, tập trung vào các vấn đề hiện tại và dạy kỹ năng.
  • Liệu pháp kỹ năng xã hội dạy bệnh nhân cách thiết lập các mối quan hệ lành mạnh. Mục đích là để bệnh nhân cải thiện giao tiếp; và học cách xây dựng một mạng lưới xã hội mạnh mẽ với các cá nhân dựa trên sự trung thực và tôn trọng.
  • Liệu pháp tâm động học thường được xuất hiện trong phim ảnh hoặc văn hóa đại chúng. Nó liên quan đến việc giúp bệnh nhân khám phá những vết thương tình cảm vô thức; và chưa lành của họ trong quá khứ. Mục đích là giúp mọi người tìm hiểu xem bệnh trầm cảm của họ có liên quan như thế nào; đến những trải nghiệm trong quá khứ và những xung đột chưa được giải quyết. Nhà trị liệu giúp bệnh nhân giải quyết những vấn đề đó để họ có thể tiến lên một cách hiệu quả.
  • Tư vấn hỗ trợ thường ngẫu hứng và tập trung vào việc lắng nghe bệnh nhân. Bệnh nhân được mời giải quyết bất kỳ vấn đề nào họ muốn nói; và nhà trị liệu sử dụng sự đồng cảm để cung cấp sự hiểu biết và hỗ trợ.
  • Liệu pháp kích hoạt hành vi nâng cao nhận thức về các hoạt động dễ chịu. Nhà trị liệu tìm cách tăng tương tác tích cực giữa bệnh nhân và môi trường. Bằng cách tích cực và tham gia vào các hoạt động thú vị hơn; các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể giảm bớt.
  • Liệu pháp giải quyết vấn đề nhằm mục đích xác định các vấn đề của bệnh nhân. Sau đó, nhiều giải pháp được đưa ra. Nhà trị liệu giúp bệnh nhân đánh giá các phương án và chọn giải pháp.

2. Trị liệu Gia đình hoặc Cặp đôi

Liệu pháp gia đình; hoặc vợ chồng có thể được xem xét khi bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình. Liệu pháp liên quan đến các thành viên khác trong gia đình tập trung vào các mối quan hệ giữa các cá nhân. Có thể ta sẽ cần xem xét các vai trò của các thành viên khác nhau trong gia đình đối với bệnh trầm cảm của bệnh nhân. Giáo dục về trầm cảm nói chung cũng có thể là một phần của liệu pháp gia đình.

3. Nhập viện

Việc nhập viện có thể trở nên cần thiết khi bệnh nhân được cho là đã trở thành mối nguy hiểm cho bản thân; hoặc người khác. Ví dụ, một bệnh nhân đang cân nhắc việc tự tử một cách nghiêm túc có thể phải nhập viện điều trị nội trú.

Nhập viện có thể bao gồm liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình và liệu pháp nhóm. Một bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc. Sau khi bệnh nhân an toàn xuất viện, chương trình điều trị ngoại trú chuyên sâu; chẳng hạn như bệnh viện bán phần có thể được khuyến nghị. Các dịch vụ này diễn ra trong vài giờ mỗi ngày; để giúp hỗ trợ một người phục hồi sau chứng trầm cảm của họ.

4. Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Hầu hết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng; thuốc có hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với liệu pháp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trầm cảm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs); là một trong những loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên được phát triển. Chúng có nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc chống trầm cảm mới; nhưng có thể hiệu quả hơn đối với một số bệnh nhân. Chúng bao gồm Elavil (amitriptyline), Tofranil (imipramine) và Pamelor (nortriptyline).
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) – là một loại thuốc chống trầm cảm cũ khác. Nếu bạn đang dùng MAOI; bạn sẽ phải tuân theo một số hạn chế về chế độ ăn uống để ngăn ngừa phản ứng có thể gây ra huyết áp cao. Bạn cũng sẽ phải cẩn thận về tương tác với một số loại thuốc khác. Giống như ba vòng, chúng thường không được sử dụng đầu tiên, nhưng đôi khi có thể hữu ích cho những trường hợp trầm cảm khó điều trị hơn. MAOI bao gồm Marplan (isocarboxazid), Nardil (phenelzine) và Parnate (tranylcypromine).
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI); là loại thuốc điều trị trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất hiện nay. Prozac (fluoxetine), Paxil (paroxetine), Zoloft (sertraline) Celexa (citalopram) và Luvox (fluvoxamine) là những tên thương hiệu thường được kê đơn. So với các loại thuốc chống trầm cảm khác, SSRIs có xu hướng ít tác dụng phụ hơn. Không nên kê đơn SSRI cùng với các MAOI cũ hơn do có khả năng tích tụ mức serotonin cao nguy hiểm; có thể gây ra hội chứng serotonin.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI); là một loại thuốc chống trầm cảm mới hơn; hoạt động tương tự như SSRI; chúng cũng ngăn chặn sự tái hấp thu norepinephrine cùng với serotonin. Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Effexor (venlafaxine), Cymbalta (duloxetine) và Pristiq (deslavenfaxine).• Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRI) – Wellbutrin (bupropion) tự nó nằm trong một nhóm. Wellbutrin ít có khả năng gây ra các tác dụng phụ về tình dục; như các thuốc chống trầm cảm khác.
  • Esketamine – Được bán dưới tên thương hiệu Spravato, esketamine đã được FDA phê duyệt vào tháng 3 năm 2019. Nó được chấp thuận cho người lớn bị trầm cảm kháng điều trị; có nghĩa là các lựa chọn thuốc khác không hiệu quả với họ và cần được kê đơn cùng với thuốc chống trầm cảm dạng uống. Bản thân loại thuốc này là thuốc xịt mũi có tác dụng nhanh chóng trong cơ thể; trong vòng vài giờ, so với vài tuần hoặc vài tháng các loại thuốc khác có tác dụng. Tuy nhiên, có những rủi ro đi kèm với nó. Esketamine là một biến thể của ketamine – chất gây ảo giác; và có thể tạo ra cảm giác an thần (sedation) và trải nghiệm ngoài-cơ-thể (out-of-body experiences). Bệnh nhân nhận thuốc được theo dõi trong vài giờ sau khi dùng; và chỉ có thể nhận thuốc tại một địa điểm được chứng nhận.

5. Các chiến lược tự lực

Các phương pháp tự lực để điều trị trầm cảm có thể hữu ích cho những người không thể tiếp cận các nguồn chuyên môn hoặc; những người có các triệu chứng nhẹ. Chiến lược tự lực có thể bao gồm những điều sau:

  • Nhóm hỗ trợ; Họ tạo điều kiện để bạn có thể nói chuyện với những người khác có thể liên quan đến các vấn đề; và triệu chứng bạn đang gặp phải. Nhiều người báo cáo rằng, các nhóm hỗ trợ giúp trấn an; và khiến họ cảm thấy rằng họ không đơn độc. Ngoài ra, nhóm hỗ trợ cũng cung cấp cho họ những ý tưởng và nguồn lực.
  • Nguồn trực tuyến; Có rất nhiều trang web, bản tin và chương trình trực tuyến đặc biệt giúp đỡ những người bị trầm cảm.
  • Sách self-help; sách có thể cung cấp nhiều kỹ năng giống như những kỹ năng mà mọi người đạt được thông qua liệu pháp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người đọc phải có khả năng áp dụng thông tin vào cuộc sống của chính họ. Nhiều sách self-help được cung cấp miễn phí tại các thư viện địa phương.

Dịch bởi Lưu Khánh Hà từ An Overview of Treatment for Depression