trị liệu tâm lý là gì

Trị liệu tâm lý là gì? Làm sao chọn nhà trị liệu phù hợp?

Việc tiếp cận trị liệu là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tâm lý của mỗi cá nhân. Tuy nhiên việc không nắm rõ thông tin có thể sẽ cản trở quyết định trên. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về trị liệu, đồng thời cũng chỉ ra cách để bạn chọn được một chuyên gia phù hợp với mình.

1. Trị liệu tâm lý là gì?

1.1 Định nghĩa

Trị liệu tâm lý còn được gọi là trị liệu thông qua trò chuyện. Đây là một hình thức điều trị có mục đích giảm bớt cảm xúc đau khổ và các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

1.2 Trị liệu tâm lý thực hiện bởi những ai?

Trị liệu tâm lý được thực hiện bởi những người có chuyên môn về tâm lý. Chẳng hạn như các bác sĩ tâm thần; nhà tâm lý học; nhân viên công tác xã hội; chuyên viên cố vấn. Họ thực hiện công việc bằng cách nghiên cứu; và thu nhận những thông tin sâu bên trong các đối tượng của mình. Đối tượng này có thể là một người, một cặp đôi hay một gia đình. Những quyết định trong cuộc sống và những khó khăn gặp phải cũng có thể là đối tượng nghiên cứu.

1.3 Mục đích của việc trị liệu tâm lý là gì?

Các buổi trị liệu thường là những cuộc gặp gỡ có tổ chức giữa người trị liệu (được cấp phép); và người tiếp nhận trị liệu. Cả hai gặp gỡ với mục đích cải thiện một số mặt trong cuộc sống của người tiếp nhận trị liệu; bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng ở đây là sự hợp tác giữa người tiếp nhận hợp và nhà trị liệu. Tất cả là nhằm xác định những điều cần cải thiện và sự thay đổi tích cực theo thời gian.

1.4 Phương pháp trị liệu tâm lý

Đa số những phương pháp trị liệu đang được sử dụng đều được thử nghiệm và có hiệu quả. Việc thử nghiệm trị liệu có thể khá khó khăn với những người có thu nhập thấp; hoặc không có bảo hiểm. Tuy nhiên những lợi ích từ hoạt động này với cuộc sống của bạn là không thể phủ nhận được.

1.5 Khi nào thì cân nhắc đi trị liệu tâm lý?

Đa số mọi người, dù có hệ thống hỗ trợ vững mạnh; và không có tiền sử bệnh lý tâm thần đều có thể nhận được lợi ích từ việc trị liệu vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng thấy rõ ràng lợi ích của việc trị liệu. Nếu bạn đang tức giận, buồn bã, lo âu, gặp khó khăn về các mối quan hệ; hay có vấn đề về giao tiếp, hay đang đối phó với những sự kiện khó khăn như mất đi người thân, chia tay, mất việc; hay đang không hiểu rõ bản thân mình hoặc vấn đề về lòng tự trọng; có thể đây là lúc bạn nên thử điều trị, ngắn hạn hoặc trong một thời gian dài.

2. Làm sao tôi biết việc trị liệu có thể giúp đỡ mình?

Nếu cảm thấy chán nản, choáng ngợp với cuộc sống hàng ngày; hoặc không thể kết nối với mọi người xung quanh; có thể chuyên gia trị liệu có năng lực có thể giúp bạn. Nếu bạn nhận ra mình đang phản ứng quá mức với những khó khăn nhỏ; hoặc cảm giác bế tắc trong cuộc sống hay mệt mỏi tinh thần; đây có thể là dấu hiệu chỉ ra việc điều trị đang giúp ích cho bạn.

Liệu tôi có cần phải có vấn đề cụ thể nào đó để bắt đầu điều trị hay không?
Thông thường mọi người sẽ tìm đến việc trị liệu nếu muốn giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó; và có thể muốn chấm dứt điều trị nếu cảm thấy vấn đề đã được giải quyết. Tuy nhiên, một số khác tìm đến trị liệu mà không có mục tiêu rõ ràng; hay chỉ với một cảm nhận mơ hồ là có điều gì đó không ổn. Cả hai trường hợp đều có những lý do tốt để tìm kiếm sự giúp đỡ.

2.1 Những yếu tố cần cân nhắc khi chọn chuyên gia trị liệu

Khi tìm nhà trị liệu; khả năng trao đổi giữa nhà trị liệu và thần chủ là điều cần cân nhắc; và liệu cả hai có là làm việc tốt với nhau hay không. Vị trí và địa điểm cũng là điều cần quan tâm. Ví dụ như việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nếu phòng khám của bác sĩ gần nhà, trường học hoặc nơi làm việc của thân chủ. Hoặc thân chủ cũng có thể lựa chọn trị liệu trực tuyến; nếu không thể thường xuyên đến gặp nhà trị liệu.

2.2 Phẩm chất quan trọng của chuyên gia trị liệu

Đồng cảm, chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên môn là điều bệnh nhân tìm kiếm ở nhà trị liệu của mình. Trong buổi gặp gỡ hay giới thiệu đầu tiên giữa thân chủ và chuyên gia, một chuyên gia trị liệu tiềm năng nên lắng nghe kỹ càng và không ngại trao đổi về mục tiêu điều trị và cư xử tế nhị trước những vấn đề của thân chủ. Một số thân chủ muốn làm việc chung với chuyên gia có cùng giới tính, chủng tộc, nền tảng văn hóa và xu hướng tình dục với mình. Hãy xem xét liệu đây có phải là những yếu tố quan trọng với bạn khi tìm kiếm chuyên gia trị liệu hay không.

Lược dịch bởi Nhã Nguyễn từ What is therapy?

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt