sức bật tinh thần

5 đặc điểm của người có sức bật tinh thần tốt

Tuy kỹ năng đối phó với khủng hoảng là đa dạng; các nhà nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm chính để có sự hồi phục tốt; hay sức bật tinh thần. Nhiều kỹ năng trong đó có thể phát triển và củng cố; để giúp cải thiện khả năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.

Những người có khả năng phục hồi cao nhận thức được tình huống; phản ứng cảm xúc của bản thân và hành vi của những người xung quanh. Để kiểm soát cảm xúc, cần phải hiểu rõ vì sao bạn có những cảm xúc này. Bằng cách giữ tỉnh táo; những con người kiên cường này có thể duy trì khả năng kiểm soát tình huống; và nghĩ ra những cách mới để giải quyết vấn đề.

Một đặc điểm khác của sức bật tinh thần tốt là hiểu rằng cuộc sống đầy rẫy những thách thức. Dù chúng ta không thể tránh khỏi những trở ngại; thì ta vẫn có thể cởi mở, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi.

Dưới đây là một số đặc điểm của những người có sức bật tinh thần với khủng hoảng tốt.

1. Khả năng kiểm soát

Bạn có cho rằng mình đang nắm quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình không? Hay bạn thấy rằng những thất bại và vấn đề của mình là do hoàn cảnh khách quan?

Nhìn chung, người có thể phục hồi tốt thường có; cái mà các nhà tâm lý học gọi là, vùng kiểm soát nội tâm. Họ tin rằng những hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các sự kiện. Tất nhiên, một số yếu tố hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát cá nhân, chẳng hạn như thiên tai.

Sau cùng, chúng ta có thể đổ lỗi cho những nguyên nhân bên ngoài; nhưng điều quan trọng là hiểu được tầm quan trọng của những lựa chọn. Rằng lựa chọn của ta có ảnh hưởng không nhỏ đến hoàn cảnh; khả năng đối phó và tương lai của chúng ta.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng. Khi khủng hoảng xảy ra, một người phục hồi tốt có thể tìm ra giải pháp dẫn đến sự an toàn. Trong những tình huống nguy hiểm, tầm nhìn của con người đôi khi trở nên hạn hẹp. Họ không chú ý vào những chi tiết quan trọng hoặc dễ bỏ qua cơ hội.

Những cá nhân bền bỉ có thể bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý; và định hướng cho một giải pháp thành công.

3. Những mối quan hệ xã hội bền chặt

Bất cứ khi nào bạn phải đối mặt với một vấn đề; có những người kề vai sát cánh là điều rất quan trọng. Chia sẻ về những thách thức bạn đang gặp phải với ai đó, là một cách tuyệt vời để có những quan điểm khách quan; tìm kiếm giải pháp mới hoặc đơn giản là giải tỏa cảm xúc.

Bạn bè, thành viên gia đình, đồng nghiệp; và các nhóm hỗ trợ trực tuyến đều là những nguồn kết nối xã hội tiềm năng.

4. Không tự xem mình là nạn nhân

Khi đối mặt với bất kỳ cuộc khủng hoảng tiềm ẩn nào; điều cần thiết là phải xem mình như một “người sống sót”. Tránh việc tự cho bản thân là một nạn nhân của hoàn cảnh. Thay vào đó, hãy tìm cách giải quyết vấn đề. Có những tình huống không thể tránh khỏi; nhưng bạn vẫn có thể tập trung để hướng tới một kết quả khả quan.

5. Khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Mặc dù có tài xoay sở (resourceful) là một phần quan trọng của sự bền bỉ; nhưng ta cũng nên biết khi nào cần giúp đỡ. Trong sự khủng hoảng, chúng ta có thể tìm kiếm từ sự giúp đỡ từ các nhà tâm lý; chuyên viên tham vấn để đối phó với các tình huống khủng hoảng. Các nguồn hỗ trợ tiềm năng khác bao gồm:

  • Sách: Tìm đọc về những người đã từng trải qua và vượt qua một vấn đề tương tự. Đó có thể vừa là động lực vừa là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng về cách đối phó.
  • Cộng đồng online: Các cộng đồng trực tuyến có thể liên tục hỗ trợ. Đây cũng là nơi để chia sẻ các vấn đề của bản thân với những người đang trong tình huống tương tự.
  • Trị liệu tâm lý: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đối phó với tình huống khủng hoảng; hãy tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia về sức khỏe tâm lý. Họ có thể giúp bạn đối mặt với vấn đề; xác định điểm mạnh và phát triển các kỹ năng đối phó mới.
  • Các nhóm hỗ trợ: Tham dự những buổi họp nhóm với các nhóm hỗ trợ giúp bạn nói về những thách thức đang đối mặt. Đây cũng là một cách hay để tìm ra một mạng lưới những người có thể thấu cảm và hỗ trợ bạn.

Dịch bởi Vương Võ từ Characteristics of resilient people

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt