quang phổ của các xu hướng tính cách

Quang phổ của các xu hướng tính cách

Tính cách rụt rè và hướng nội thường bị nhầm là giống nhau. Tính rụt rè đến từ nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực (và là một dạng nhẹ hơn của lo âu xã hội), trong khi hướng nội là một xu hướng trở nên bị kích thích* quá mức và có nhu cầu ở một mình để tiếp thêm năng lượng.

*Kích thích được hiểu là sự khuyến khích của một điều gì đó để khiến cho điều đó phát triển hoặc hoạt động nhiều hơn; là hành động khơi dậy sự quan tâm, nhiệt tình hoặc phấn khích; là sự nâng cao mức độ hoạt động sinh lý hoặc thần kinh trong cơ thể hoặc bất kỳ hệ thống sinh học nào.

Đối lập với sự nhút nhát là sự cởi mở; trong khi ngược lại với hướng nội là hướng ngoại. Những khái niệm nghe có vẻ này tương tự nhưng trên thực tế chúng là các xu hướng tính cách khác nhau;

Người cởi mở không sợ người ngoài và thường chủ động tiếp cận người khác trong một bữa tiệc; hoặc khi gặp ai đó mới; hoặc khi lập kế hoạch với bạn bè.

Người hướng ngoại cũng có những biểu hiện tương tự; thường dễ dàng kết bạn. Tuy nhiên, đặc điểm cốt lõi của người hướng ngoại là nhu cầu được kích thích và dành thời gian cho người khác. Điều này được chỉ ra rõ trong các nghiên cứu hình ảnh thần kinh não cho thấy sự kích hoạt các vùng não khác nhau ở người hướng ngoại so với người hướng nội.

Tóm lại, chúng ta có thể các xu hướng tính cách này như sau:

  • Rụt rè: Sợ bị đánh giá tiêu cực, có xu hướng né tránh.
  • Cởi mở: Có xu hướng tiếp cận người khác, không sợ xung quanh người khác.
  • Hướng nội: Dễ bị kích thích quá mức, cần thời gian ở một mình để lấy lại năng lượng sau thời gian ở bên mọi người.
  • Hướng ngoại: Cần sự kích thích, nạp năng lượng bằng cách dành thời gian cho người khác, cảm thấy kiệt sức sau khi ở một mình quá lâu.

Bạn nghĩ mình là người hướng nội hay hướng ngoại? Hay bạn là người nhút nhát hoặc cởi mở? Rõ ràng, chúng ta không thể phân loại mọi người, nhưng chúng ta có thể thấy hầu hết các cá nhân nghiêng về một trong bốn nhóm sau:

  • Người hướng ngoại cởi mở (không sợ hãi, cần kích thích)
  • Người hướng ngoại nhút nhát (sợ hãi, cần kích thích)
  • Người hướng nội cởi mở (không sợ hãi, dễ bị kích thích quá mức)
  • Người hướng nội nhút nhát (sợ hãi, dễ bị kích thích quá mức)

Để giúp tìm ra nhóm phù hợp nhất với bạn, dưới đây là một bảng mô tả cách một người nghiêng về từng phân loại phản ứng với một số tình huống tương tác/xã hội điển hình.

Bạn xem thử các xu hướng tính cách nào phù hợp với mình:

Người hướng ngoại cởi mởNgười hướng ngoại ngại ngùngNgười hướng nội cởi mởNgười hướng nội ngại ngùng
Tại bữa tiệcHoạt động này vui quá! Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi rất háo hức để trò chuyện với mọi người!Tôi khá thích việc ở bên cạnh mọi người, nhưng tôi rất sợ nói chuyện với họTôi rất thích nói chuyện và làm quen với từng người. Tuy nhiên, nếu phải ở trong một đám đông thì tôi sẽ thấy choáng ngợp.Tôi ước gì tôi có thể về nhà. Thật là mệt mỏi khi ở xung quanh những người này, và tôi quá lo lắng để nói chuyện với bất cứ ai.
Tại các thư việnTôi đang ngủ gật. Tôi có thể tìm ai để nói chuyện đây? Có lẽ tôi nên nhắn tin cho ai đó. Tôi không biết Jenny và Tom đang làm gì tối nay?Ở thư viện khá là chán, nhưng ít nhất tôi có thể trốn vào một góc và không khiến bản thân trở nên ngốc nghếch.Tôi thích ở thư viện. Tôi muốn tìm hiểu về rất nhiều chủ đề. Có lẽ tôi nên trò chuyện với cô thủ thư, tôi cá rằng cô ấy là một người giàu kiến thức.Tôi thích ở thư viện. Tôi có thể cắm mặt vào một cuốn sách và đọc cả ngày. Tôi quá sợ hãi để hỏi thủ thư một câu hỏi.
Khi có cuộc gọi đếnỒ! Tôi tự hỏi đó có thể là ai. (Nghe máy ngay lần đổ chuông đầu tiên).Hmmm. Tôi tự hỏi ai đang gọi? Tôi rất muốn tìm hiểu nhưng ngại nghe máy. (Nghe máy trễ).Ồ, tôi thực sự hy vọng đó là Jane. Tôi nóng lòng muốn biết chuyến đi của cô ấy như thế nào. (Nghe máy sau một vài lần đổ chuông, và để Jane thực hiện phần lớn cuộc nói chuyện).Ôi không. Tôi không thể nhấc máy. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tự làm mình xấu hổ. Tôi thực sự không muốn nói chuyện với bất kỳ ai. (Cho phép gửi tin nhắn vào hộp thư thoại).
Gặp gỡ ai đó lần đầu tiên(Tiền lại gần và giới thiệu bản thân) “Xin chào, tên tôi là Sarah, tôi lớn lên cùng Kate. Bạn tên là gì?(Hồi hộp chờ đợi khi được giới thiệu) “Rất vui được gặp bạn.”(Chờ một lúc yên lặng và giới thiệu về bản thân) “Bạn có một ngôi nhà xinh xắn. Tôi nhận thấy bạn có một bộ sưu tập sách khá lớn, bạn có phải là một người ham đọc sách không? Nhân tiện, tên tôi là Sarah. ”(Ẩn nấp, hy vọng tránh được những lời giới thiệu) “Rất vui được gặp bạn.”
Trong buổi họp công việcTôi thích các cuộc họp, thật tuyệt khi có thể thảo luận các ý tưởng trong một nhóm. Tôi thích cho và nhận, và luôn chia sẻ công bằng trong các cuộc nói chuyện.Tôi thích tham gia các cuộc họp với mọi người, nhưng tôi quá lo lắng để chia sẻ ý tưởng của mình.Các cuộc họp làm tôi mệt mỏi. Tôi thích suy nghĩ kỹ các ý tưởng trước khi chia sẻ suy nghĩ của mình và điều này rất khó thực hiện trong một cuộc họp. Tôi luôn ghi chú và sau đó theo dõi mọi người khi tôi có cơ hội sắp xếp lại mọi thứ.Tôi rất sợ các cuộc họp. Tôi không chỉ lắng nghe quá nhiều về các ý tưởng mà tôi còn lo lắng khi ngồi đó, thậm chí không thể làm theo những gì đang được nói. Tôi ước gì mình có thể trốn ở bàn làm việc.

Dịch bởi Đỗ Khánh Linh từ Bài viết Understanding the Dimensions of Introversion and Shyness

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt