cơ chế đối phó

Cơ chế đối phó với sự thất vọng không tránh khỏi

“Cuộc sống không công bằng”

Tôi rất ghét nghe câu này khi còn nhỏ. Đây là một nhận định thốt ra bởi cha tôi; và có lẽ là rất nhiều người bố ở nơi khác cũng nói như vậy; mỗi khi tôi than vãn về một điều gì đó không theo đúng ý mình.

Tôi đặc biệt ghét khi anh trai đổi được phép làm những gì mà tôi không được làm; hoặc khi anh ấy nhận được sự đổi xử mà tôi không có.

Tôi sẽ than là, “Nhưng điều đó không công bằng”

Và bố tôi sẽ lại, “Con biết đấy, cuộc sống không công bằng”

Thời điểm đó, tôi có ít đánh giá cao cho cái sự thật ngầm trong câu nói rất cơ bản này.

Giờ đây, khi nhìn lại, tôi hiểu bố tôi đang cố gắng làm điều gì; ông ấy muốn chuẩn bị cho tôi một cuộc sống mà trong đó; tôi sẽ thất vọng, nhiều lần liên tiếp.

Sự thật là, cho dù cuộc sống của bạn có tuyệt vời đến đây; cuối cùng thì bạn cũng sẽ đối mặt với sự thất vọng; những thoái trào, thất bại, và mất mát, hay chấn thương. Tất cả mọi người phải đối diện với những tình huống khó khăn; và tất cả đều phải tìm ra một cách hiệu quả để giải quyết và phục hồi từ những tình huống này.

Đây là lý do tại sao đối phó là một hành vi quan trọng của con người; nó cần thiết để có thể điều hướng thành công qua bài học thách thức; và trở ngại của cuộc sống.

1. Định nghĩa của cơ chế đối phó trong ngành tâm lý

Có thể bạn đã ngờ ngợ biết đối phó là gì rồi – nó là một thuật ngữ khá phổ biến. Tuy vậy, như những khái niệm và lý thuyết; thì đối phó có định nghĩa hiểu trong ngôn ngữ của tâm lý, mà có thể bạn chưa biết.

1.1 Theo từ điển Psychology Glossary

“Đối phó là quy trình của hành vi con người khi đối mặt với những đòi hỏi; từ trong và ngoài; trong tình huống mà được xem như mối đe dọa, cả bên trong và bên ngoài.”

Theo như trong từ điển Psychology Glossary

Đây là một khởi đầu tốt, nhưng để hiểu một cách toàn diện cơ chế đối phó; chúng ta cần hiểu thêm như thế nào là “mối đe doạ”. Khi nói đến những mối đe dọa trong “cơ chế đối phó”; chúng không chỉ là những tình huống đe doạ tính mạng; mà còn là những tình huống khiến một phần bản thân bạn rơi vào nguy hiểm. Cái tôi, ý thức về bản thân, nhân dạng, thế giới quan và niềm tin hay đức tin nội tại của chúng ta thường xuyên gặp nguy hiểm.

Mối đe dọa này có thể đến từ nhiều tình huống khác nhau; từ việc đối diện với việc bị từ chối tình cảm hay khi bị mất người thân. Mối đe dọa càng nghiêm trọng thì bạn càng phải tìm ra cách đối phó hiệu quả.

1.2 Theo nhà nghiên cứu Richard Lazarus

Nhà nghiên cứu về căng thẳng và cơ chế đối phó nổi tiếng Richard Lazarus; có một định nghĩa khác về cơ chế đối phó: “Cơ chế đối phó liên quan đến nhận thức và những nỗ lực về hành vi để quản lý (làm chủ, giảm bớt hoặc tha thứ) mối quan hệ giữa con người và môi trường.” (Folkman & Lazarus, 1985, p. 152)

Định nghĩa này về cơ chế đối phó khiến mọi thứ có vẻ nhẹ nhàng hơn đối với các nhà tâm lý học. Thay vì xem cơ chế đối phó là cách chúng ta xử lý những tình huống gây đe dọa với bản thân; chúng ta có thể hiểu cơ chế đối phó là cách chúng ta xử lý những tình huống căng thẳng; hoặc khó khăn chúng ta gặp phải trong cuộc sống.

Dựa trên cả hai định nghĩa về cơ chế đối phó; chúng ta có thể hiểu “cơ chế đối phó liên quan đến nhận thức và hành vi con người sử dụng để đối phó với những tình huống căng thẳng hoặc yêu cầu khó khăn; dù xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài.”

1.3 Phân biệt rạch ròi giữa tình huống bên trong và bên ngoài

Nhiều khi, chúng ta cần phải đối mặt với những điều bên ngoài xảy ra cho chúng ta; và đôi lúc, chúng ta phải đối mặt với những thứ diễn ra bên trong chúng ta. Hoặc một vài sự kiện đòi hỏi chúng ta đối mặt với tình huống khó khăn xảy đến cả bên ngoài lẫn bên trong bản thân. Ví dụ, mất việc làm có thể là một đòi hỏi từ bên ngoài. Một điều gì đó khó khăn và gây căng thẳng xảy đến với bạn; và bạn tìm cách để đối diện với thách thức mà mất việc mang lại.

Ở trường hợp khác, đối phó với trầm cảm được xem là tình huống bên trong. Trong khi không có sự kiện gây sang chấn từ bên ngoài nào tác động đến bạn; nhưng bạn phải giải quyết khó khăn do trầm cảm mang lại.

May mắn thay, kỹ năng đối phó không phân biệt đòi hỏi từ bên trong hay bên ngoài. Kỹ năng đối phó tốt có thể giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý, cơ chế và kỹ năng đối phó không giống với cơ chế tự vệ. Cơ chế đối phó được chúng ta sử dụng để quản lý hoặc xử lý căng thẳng; trong khi cơ chế tự vệ nói chung là quá trình vô thức mà mọi người thực hiện (Good Therapy, 2016). Ví dụ; phóng chiếu là cơ chế tự vệ đem những điều không chấp nhận được ở bản thân gán cho người khác.

2. Những kỹ năng trong cơ chế đối phó

Nói về kỹ năng đối phó; có những điểm cần lưu ý trước khi chúng ta đi vào những kỹ năng thực sự mà bạn có thể sử dụng để đối phó với thách thức cuộc sống:

2.1 Chiến lược đặt trọng tâm

Không phải các kỹ năng đối phó đều được xây dựng cân bằng nhau. Một trong những điểm khác biệt giữa các kỹ năng đối phó dựa vào trọng tâm của bạn; hoặc băn khoăn chính là gì khi đối phó. Có hai chiến lược chính dựa trên những trọng tâm khác nhau của bạn:

Chiến lược tập trung vào vấn đề: Những người sử dụng chiến lược tập trung vào vấn đề sẽ chỉ tập trung vào vấn đề; và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó. Ví dụ như phân tích vấn đề; làm việc chăm chỉ hơn; áp dụng những gì bạn đã học được vào cuộc sống hàng ngày; và nói chuyện với một người có ảnh hưởng trực tiếp đến tình huống đó.

Chiến lược tập trung vào cảm xúc: Những người sử dụng chiến lược tập trung vào cảm xúc sẽ tập trung năng lượng của họ vào việc đối diện với những cảm xúc của họ hơn là vấn đề. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng những phương pháp như nghiền ngẫm, tưởng tượng; hoặc sử dụng tư duy huyễn hoặc, tránh né, từ chối, đổ lỗi; hoặc tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài (Centra for Studies on Human Stress, n.d.).

Có vẻ như chiến lược tập trung vào cảm xúc chỉ đơn giản là tránh né vấn đề; nhưng đây vẫn là một chiến lược quan trọng. Đôi lúc, chúng ta không thể thay đổi tình huống; hoặc tác động đến vấn đề bản thân đang gặp phải; vì vậy trong trường hợp này; điều cần thiết là chúng ta phải tập trung vào điều chúng ta quản lý được; là bản thân chúng ta.

2.2 Đối phó chủ động với đối phó tránh né

Một điều khác biệt quan trọng nữa giữa hai chiến lược này đó chính là mục đích của từng chiến lược. Dựa trên mục đích, có thể chia thành hai kiểu đối phó:

Đối phó chủ động: Loại đối phó này bao gồm nhận thức về vấn đề hoặc tình huống gây ra sự căng thẳng; và nỗ lực của chính bạn để giảm bớt căng thẳng; hoặc giải quyết nguồn gốc của vấn đề hoặc cả hai.

Đối phó tránh né: Đối phó tránh né có thể không đi kèm với nhận thức về vấn đề; nhưng không có sự chủ động nào từ bản thân để giảm căng thẳng hoặc giải quyết vấn đề. Thay vào đó, những người sử dụng đối phó tránh né sẽ tránh né; hoặc hoàn toàn bỏ qua vấn đề. Họ có thể nhận biết về vấn đề hoặc hoàn toàn phủ nhận vấn đề đó (Good Therapy, 2016).

Trong trường hợp này, rõ ràng đối phó chủ động là chiến lược tốt hơn. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn nên sử dụng đối phó tránh né. Đây rõ ràng là một chiến lược có ích để giúp bạn đối phó với căng thẳng trong thời gian ngắn; và hoàn toàn là lựa chọn phù hợp nếu người đó bị quá tải về cảm xúc.

Về lâu dài, đối phó tránh né không bao giờ được xem là chiến lược tốt nhất để giải quyết căng thẳng hiệu quả. Đối phó tránh né có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề trong thời gian ngắn nhưng rõ ràng; nó sẽ mất đi tính hiệu quả hoặc thậm chí có thể gây ra những hậu quả không mong muốn (Good Therapy, 2016).

2.3 Các cơ chế đối phó khác nhau

Ngoài những điểm khác biệt đã nêu bên trên; bạn có thể phân loại cơ chế đối phó theo những hình thức dưới đây:

Cơ chế thích ứng: Đây là cơ chế tích cực giúp bạn đối phó hiệu quả với sự căng thẳng của mình.

Cơ chế tấn công: Mục đích của cơ chế này giúp giải tỏa sự căng thẳng hoặc khó chịu của bạn sang một người hoặc nhiều người khác.

Cơ chế tránh né: Giống như tên, đây là cơ chế tránh né vấn đề gây ra căng thẳng.

Cơ chế hành vi: Cơ chế hành vi là những nỗ lực để thay đổi hành vi của một người để đối phó hiệu quả hơn với căng thẳng.

Cơ chế nhận thức: Không giống như cơ chế hành vi, cơ chế nhận thức liên quan đến việc thay đổi lối suy nghĩ để đối phó với căng thẳng.

Cơ chế chuyển đổi: Cơ chế chuyển đổi này là những nỗ lực để thay đổi hoặc chuyển đổi vấn đề sang một thứ khác (ví dụ như tập trung vào sự tích cực để biến vấn đề bạn đang gặp phải trở nên tích cực hơn thay vì mang tính chất căng thẳng).

Cơ chế phòng vệ: cơ chế này đề cập đến cơ chế phòng vệ ban đầu mà Freud đề cập. Một trong những cơ chế này đã được đồng ý là miêu tả chính xác nhất cơ chế mọi người thường sử dụng trong khi một số khác lại có rất ít bằng chứng để hỗ trợ chúng.

Cơ chế tự gây hại cho bản thân: Đây là cơ chế đối phó ít hiệu quả nhất vì kết quả dẫn đến là bạn sẽ hại đến bản thân nếu sử dụng cơ chế này (Changing Moods, n.d.).

Cuối cùng, điều khác biệt quan trọng nhất giữa các cơ chế hoặc hình thức đối phó chính là liệu chúng có lành mạnh hay không.

3. Đối phó không lành mạnh

Đối phó không lành mạnh rơi vào một trong những loại cơ chế được liệt kê bên trên như cơ chế tấn công, cơ chế trốn tránh, cơ chế phòng vệ hoặc cơ chế tự gây hại cho bản thân.

Nói chung, đối phó không lành mạnh sẽ làm gia tăng sự căng thẳng hoặc lo lắng và ảnh hưởng đến sự tự tin của bản thân (Boyes, 2013).

3.1 Loại hình và phương pháp đối phó không lành mạnh

Trang web Changing Minds (n.d) đã liệt kệ những loại hình; và phương pháp đối phó không lành mạnh; bao gồm:

  • Hành động bốc đồng: Không đối phó nhưng nhượng bộ và có hành vi sai trái (đặc biệt ở trẻ em)
  • Tránh né: bao gồm cả về tinh thần và thể chất để tránh né nguyên nhân gây ra căng thẳng.
  • Phủ nhận: từ chối thừa nhận vấn đề
  • Thay thế: chuyển hành động dự định sang mục tiêu khác an toàn hơn
  • Phân tách: Tách biệt bản thân khỏi một phần trong cuộc sống của bạn
  • Xa cách: di chuyển, rời xa vấn đề
  • Cảm xúc: cảm xúc bộc phát tột độ
  • Huyễn hoặc: tránh né thực tại
  • Nhờ giúp đỡ – Từ chối: nhờ giúp đỡ từ người khác nhưng từ chối nhận
  • Lý tưởng hóa: chỉ tập trung vào mặt tốt và bỏ qua những hạn chế của vấn đề
  • Trí tuệ hóa: tránh né cảm xúc bằng cách tập trung vào thực tế và logic. Điều này sẽ gây hại bản thân nếu cảm xúc hoàn toàn bị bỏ qua
  • Quyết đoán thụ động: tránh né việc từ chối bằng quyết đoán thụ động
  • Thực hiện các nghi lễ: hành động để trì hoãn việc đối phó với vấn đề
  • Phóng chiếu: nhìn thấy cảm xúc hoặc đặc điểm không mong muốn của bạn ở người khác
  • Khiêu khích: khiêu khích người khác để bạn có thể trả đũa
  • Hợp lý hóa: tạo ra lý do để hợp lý hóa hành vi xấu
  • Hồi quy: hành xử như em bé để né tránh vấn đề
  • Kìm nén: che dấu những suy nghĩ khó chịu trong tiềm thức
  • Tự hại bản thân: cố ý làm tổn thương cơ thể
  • Rối loạn cơ thể: các vấn đề tâm lý gây ảnh hưởng cơ thể
  • Tầm thường hóa: biến những điều quan trọng thành những điều bình thường

Những phương pháp đối phó không lành mạnh này có thể biểu hiện thông qua những hành động như tiêu thụ quá nhiều caffeine như cà phê, trà, soda, nước tăng lực, hút thuốc, nghiện rượu, nghiện mua sắm, ăn uống theo cảm xúc, v.v.

3.2 Những hành vi và biểu hiện của đối phó không lành mạnh

Ngoài ra, phương pháp đối phó không lành mạnh biểu hiện qua những hành động như:

Tránh những hành động khiến bạn nhớ lại những ký ức đau buồn trong quá khứ; tránh xa sự chú ý để giữ cho khuyết điểm của mình không được hé lộ; tránh né sự thật vì sợ hãi kết quả; tránh làm người khác giận vì sợ từ chối; không tiếp tục thực hiện mục tiêu của mình vì những suy nghĩ do lo âu gây ra (ví dụ “Việc này quá khó”); tránh cảm giác khó xử đến mức có thể; tránh bắt đầu một việc gì đó vì không biết làm thế nào để hoàn tất; tránh một số cảm nhận thể chất nhất là để tránh các cơn hoảng loạn; tránh những tình huống khiến bạn có suy nghĩ mình không phải là người giỏi nhất – những người khác giỏi hơn mình.

Hơn nữa, trang web Changing Minds cũng liệt kê ra một số hành động tiêu cực khác mọi người thường làm để đối phó với vấn đề như: hành động bạo lực, la mắng ai đó, hành động thái quá, không chịu ăn uống trong một thời gian dài, uống quá nhiều rượu, uống nhiều cà phê, hút thuốc, đá hay vứt đồ vật, lái xe nhanh, cảm xúc thất thường, cắn móng tay, uống thuốc an thần, dùng Valium hoặc các loại thuốc khác.

Tùy vào từng người, đây sẽ là những cách họ chọn để giải quyết vấn đề của bản thân; nhưng cuối cùng nó chỉ làm tang thêm sự căng thẳng, nỗi đau hay khó khăn. Một số hành động trên có thể giúp giải quyết vấn đề bạn gặp phải trong thời gian ngắn; nhưng nếu xét về lâu dài, chúng sẽ không giúp ích gì bạn trong việc đối mặt với vấn đề hoặc giảm sự căng thẳng.

4. Đối phó lành mạnh

Mặt khác, đối phó lành mạnh là hành động hoặc phương pháp giúp giảm bớt căng thẳng, tăng cường sức khỏe và giúp bạn giải quyết vấn đề của bản thân.

Thông thường, phương pháp đối phó lành mạnh liên quan đến việc thay đổi quan điểm hoặc sắp xếp lại tình huống để xem nó như cơ hội thay vì vấn đề (Changing Works, n.d.). Phương pháp đối phó lành mạnh yêu cầu sự chín chắn nhất định và khả năng chấp nhận khuyết điểm mà không đổ lỗi cho bản thân.

Đối phó lành mạnh có thể giúp bạn thoát khỏi tình huống căng thẳng và khó khăn bằng khả năng xử lý căng thẳng tốt và nâng cao khả năng biến điều tiêu cực thành tích cực.

4.1 Hành vi và biểu hiện của đối phó lành mạnh

Đối phó lành mạnh bao gồm những hành động như giải quyết vấn đề ngay lập tức xử lý liền nguyên nhân của cẳng, giải quyết gốc rễ hoặc nguyên nhân sâu xa gây ra vấn đề tiềm ẩn, tìm những điều tích cực trong những điều tiêu cực, tìm cách biến vấn đề thành cơ hội để phát triển tinh thần hoặc cảm xúc của bản thân (Changing Works, n.d.).

  • Thích ứng: khả năng thích ứng với tình huống khác nhau
  • Giải mục tiêu: giảm tầm nhìn xuống mục tiêu dễ đạt được hơn
  • Vị tha: giúp đỡ người khác không phải vì bản thân
  • Xếp ngăn: phân chia những suy nghĩ mâu thuẫn thành các ngăn riêng
  • Bù trừ: bù đắp khuyết điểm của mình bằng cách phát triển những điểm mạnh ở lĩnh vực khác
  • Chuyển đổi: chuyển đổi tiềm thức căng thẳng sang triệu chứng thể chất
  • Khóc: nước mắt giúp giải tỏa tâm trạng khiến bạn thoải mái hơn
  • Đồng nhất hóa: sao chép đặc điểm của người khác
  • Trưởng thành sau chấn thương: sử dụng năng lượng sau chấn thương để phát triển bản thân
  • Thăng hoa: truyền năng lượng tâm linh vào hành động có thể chấp nhận được
  • Thay thế: thay thế sự vật này cho sự vật khác

Không phải những hành động trên đây đều thật sự tích cực nhưng đều có thể áp dụng theo cách tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên, khi bạn áp dụng những hành động trên theo cách tích cực sẽ giúp bạn đối phó với những vấn đề mình gặp phải tích cực hơn và phát triển bản thân.

4.2 Phương pháp và công cụ giúp bạn đối phó lành mạnh

Làm sao bạn có thể chuyển đổi những hành động trong phương pháp đối phó lành mạnh bên trên thành những hành động giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

4.2.1 Thay đổi sinh hoạt và hoạt động trong ngày

Có rất nhiều cách để bạn áp dụng đối phó lành mạnh qua những hành động trong cuộc sống hàng ngày như thiền, kéo giãn và thả lỏng cơ, nghe nhạc, tập thể dục nhịp điệu, xem tivi, đi coi phim ở rạp, đọc sách, chơi xếp hình, đi bộ, thư giãn ở spa, dành thời gian một mình, đi câu cá, tham gia các hoạt động theo sở thích cá nhân của bạn, làm vườn, đi chơi với các bạn, ngồi ngoài trời và tận hưởng, làm một việc gì đó mà bạn yêu thích.

4.2.2 Chăm sóc bản thân

Ngoài những hành động trên, chăm sóc bản thân là cách hiệu quả nhất để đối phó với căng thẳng. Có rất nhiều hành động để giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn, ví dụ như:

Tự chăm sóc bản thân bằng cách: hít thở không khí trong lành, rúc mình dưới tấm chăn ấm, lắng nghe tiếng nước chảy, ngồi bên đống lửa tí tách, tắm nước nóng, đi thư giãn ở spa, chơi với thú cưng, chú ý đến hơi thở của bản thân, đốt nến thơm, nghe nhạc, đi chân trần trên cỏ, ngắm nhìn bầu trời hay chọn một góc trong phòng nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào và nằm xuống để tận hưởng sự ấm áp.

Hoặc bạn có thể thực hiện những hành động giúp bản thân thoải mái như tự thưởng một bữa ăn ngon ở nhà hàng, trở thành khách du lịch trong chính thành phố của bạn, làm vườn, coi phim, tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, viết nhật ký, dắt chó đi dạo hoặc chụp vài bức ảnh ngẫu nhiên trong khi đi dạo.

4.2.3 Làm những việc vặt và không khiến bạn suy nghĩ nhiều

Ngoài ra, có những hành động có thể giúp cải thiện mặt tinh thần của bạn như dọn dẹp tủ đồ, thử làm điều gì đó mới mẻ, bắt đầu thực hiện việc bạn đang tránh né, lái xe đến một nơi mới, lập một danh sách điều bạn muốn làm, chơi ô chữ, tìm hiểu về một chủ đề mới.

Những hành động cải thiện về mặt tâm linh như đến nhà thờ, đọc thơ hoặc những câu trích dẫn đầy cảm hứng, đốt đèn cầy, thiền, viết nhật ký, đắm mình trong thiên nhiên, cầu nguyện hay liệt kê những điều bạn biết ơn.

4.2.3 Hành động tích cực

Hành động tích cực cải thiện về mặt cảm xúc của bạn sẽ có việc chấp nhận cảm xúc của bản thân, viết ra những suy nghĩ của mình khi buồn bực, thoải mái khóc, thoải mái cười.

Hoặc bạn cũng có thể những hành động cải thiện mặt thể chất như tập yoga, đi bộ, nhảy, kéo giãn cơ, đạp xe, ngủ đủ giấc, ngủ trưa. Hay bạn cũng có thể tham gia những hành động liên quan đến việc mở rộng mối quan hệ xã hội như đi ăn với bạn, trò chuyện với bạn bè, tham gia câu lạc bộ sách hay những câu lạc bộ khác (Markway, 2014).

4.2.4 Danh sách hoạt động dành cho ai có trở ngại hay gặp vấn đề tâm lý

Nếu đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý, bạn có thể thử thực hiện những hành động sau:

  • Nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình bạn tin tưởng giúp đỡ hoặc hỗ trợ; hoặc chia sẻ suy nghĩ với người bạn tin tưởng.
  • Ghi ra những suy nghĩ của mình
  • Chăm sóc bản thân nhiều hơn như tập thể dục, thiền hoặc nghe nhạc
  • Tránh làm những việc khiến bạn căng thẳng hoặc tức giận
  • Sử dụng cách nói tích cực để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực.
  • Giảm tải mọi thứ, dù là về mặt thể chất hay tinh thần.
  • Xem xét bức tranh toàn cảnh để vượt qua cảm xúc tiêu cực.
  • Học cách tha thứ để giúp bạn vượt qua những cảm xúc đau đớn, tức giận hay tổn thương.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tránh xung đột khi nói chuyện.
  • Tập sống tích cực.
  • Dành 5 phút để bày tỏ lòng biết ơn về những điều vui vẻ trong một ngày của mình.

Đây chưa hẳn là danh sách đầy đủ các hoạt động tích cực bạn có thể thực hiện để đối phó với căng thẳng. Chính bạn sẽ biết rõ hơn ai hết hành động bạn có thể thực hiện để vượt qua cảm giác buồn bã của bản thân. Nếu là một người thích hoạt động, bạn có thể chọn cách tập thể dục để đối phó với căng thẳng. Nếu là một người thiên về trí tuệ, bạn có thể muốn đắm chìm trong một quyển sách hay. Nếu là một người cởi mở, bạn có thể muốn tham gia các câu lạc bộ và gặp gỡ nhiều người.

Dịch bởi Nhã Nguyễn từ Coping Mechanisms: Dealing with Life’s Disappointments in a Healthy Way

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt