phụ nữ có thể bảo toàn sự nghiệp khi làm mẹ không

Phụ nữ có thể bảo toàn sự nghiệp khi làm mẹ?

Nhiều chiến lược mà phụ nữ sử dụng; để bảo toàn sự nghiệp khi làm mẹ có thể không hiệu quả

Những nghiên cứu xã hội học cho thấy để tập trung vào thiên chức làm mẹ; phụ nữ đã hi sinh rất nhiều trong công việc, cả về thu nhập (Correll và Benard 2010; Miller 2011) lẫn tình trạng nghề nghiệp (Abendroth, Huffman, và Treas 2014). Thông thường trong sự nghiệp, cả thu nhập và địa vị công việc sẽ tăng theo thời gian.

Tuy nhiên, bổn phận làm mẹ có liên quan đến sự giảm sút nhanh chóng về thu nhập và địa vị công việc; cũng như làm chững lại quá trình phát triển sự nghiệp về lâu dài (Abendroth et al. 2014; Miller 2011). Việc sinh con không chỉ là một sự kiện riêng biệt có tác động ngay tức thì và tiêu cực đến sự nghiệp của phụ nữ. Nó báo hiệu sự chuyển đổi sang một trạng thái mới vĩnh viễn; làm mẹ – và làm chậm đi quỹ đạo phát triển sự nghiệp.

1. Cái giá của việc làm mẹ

Một số phụ nữ sẵn sàng gác lại sự nghiệp để tập trung cho con cái; nhưng ngay cả đối với những phụ nữ này; việc nhận lương và chức danh công việc thấp hơn là không công bằng. Nó là một trong những nguyên do dẫn đến sự phân biệt đối xử với các bà mẹ; cho dù năng lực làm việc của họ rất tốt (Correll và Benard 2010). Hơn nữa, phụ nữ ngày càng tận tâm với sự nghiệp của mình.

Trong một cuộc khảo sát gần đây về thanh niên (từ 18-34 tuổi), so với nam giới; nhiều phụ nữ trẻ nói rằng có sự nghiệp thành công; hoặc làm một ngành nghề với mức thu nhập cao là; “một trong những điều quan trọng nhất” hoặc “rất quan trọng” trong cuộc đời (Nghiên cứu Pew 2012). Rõ ràng, việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp từ việc làm mẹ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nhiều chiến lược ở cấp độ cá nhân; chẳng hạn như trì hoãn việc sinh con hoặc chỉ sinh một con; có hiệu quả hạn chế.

2. Cách phụ nữ dùng để bảo toàn sự nghiệp khi làm mẹ

Trở thành mẹ vừa có ảnh hưởng tức thời và tiêu cực đến thu nhập của phụ nữ; vừa giảm tỉ lệ tăng trưởng thu nhập và thăng tiến sự nghiệp về lâu dài (Abendroth et al. 2014; Miller 2011). Tác động này có thể được giải thích phần nào bởi thời gian làm việc của phụ nữ; việc làm mẹ có liên quan đến việc giảm giờ làm việc; làm giảm thu nhập và chức danh công việc.

Phụ nữ có thể hạn chế những tác động tiêu cực này bằng cách làm việc nhiều giờ hơn. Tuy nhiên, việc giảm giờ làm có thể do sự phân biệt đối xử; (ví dụ: ít trách nhiệm hơn và ít cơ hội hơn trong công việc); chứ không phải theo yêu cầu của các bà mẹ. Ngoài ra, làm việc nhiều giờ làm giảm thời gian chăm sóc con cái; đòi hỏi các mẹ phải tìm kiếm đến các dịch vụ chăm sóc mà không phải khi nào cũng có sẵn hay phù hợp theo yêu cầu. (khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc chất lượng là hạn chế: Clawson và Gerstel 2002).

2.1 Trì hoãn việc sinh con

Mặc dù trì hoãn việc sinh con có vẻ như là một cách hiển nhiên để bảo toàn sự nghiệp khi làm mẹ; nghiên cứu vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Miller (2011) ước tính rằng; việc trì hoãn sinh con một năm sẽ làm tăng thu nhập của phụ nữ lên 9%. Mức tăng lương của những phụ nữ sinh con trễ giảm chậm hơn; một phần là do họ có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn sau khi sinh (Miller 2011). Điều thú vị là tác động này lớn hơn đối với phụ nữ có trình độ đại học; và phụ nữ làm công việc chuyên môn và quản lý; những phụ nữ thường hưởng mức tăng lương cao nhất được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc trì hoãn sinh.

Tuy nhiên, lợi ích nghề nghiệp tiềm năng của việc trì hoãn làm mẹ không nhất quán với phân tích khác. Ví dụ, dữ liệu bảng trong nghiên cứu về phụ nữ từ một số nước châu Âu; Abendroth et al (2014) không cho thấy được việc trì hoãn thời gian sinh con đầu lòng ảnh hưởng đến tình trạng nghề nghiệp theo thời gian. Việc sinh con đầu lòng liên quan đến việc giảm sút tức thời tình trạng công việc; và làm chậm đi quỹ đạo tăng trưởng; so với những phụ nữ không có con; việc trì hoãn sinh con đầu lòng không làm giảm bớt những ảnh hưởng của việc làm mẹ đến sự nghiệp.

2.2 Chọn để có ít con (hoặc một con)

Một số phụ nữ chọn có ít con (hoặc chỉ một con) để giảm cái giá của việc làm mẹ nhưng đây có thể không phải là một chiến lược hiệu quả. Abendroth et al (2014) nhận thấy rằng sinh con đầu lòng gây tổn hại nhiều nhất đến tình trạng nghề nghiệp, gây ra sự suy giảm tức thời đến tình trạng công việc và làm chậm tốc độ tăng trưởng theo thời gian. Nói cách khác, sự nghiệp của những ai mới làm mẹ bị chững lại và càng tụt hậu khi con họ lớn dần.

Sinh con thứ hai hoặc thứ ba gây ra ảnh hưởng tức thời trong công việc; nhưng nhìn chung không làm phẳng đi quỹ đạo tăng trưởng trong sự nghiệp của phụ nữ. Nếu việc sinh con đầu lòng gây bất lợi nhất cho sự thăng tiến sự nghiệp của phụ nữ; thì việc chọn chỉ sinh một con là một chiến lược không hiệu quả; để giảm những tác động tiêu cực đến nghề nghiệp của việc làm mẹ.

2.3 Sử dụng dịch vụ chăm sóc bên ngoài

Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng những dịch vụ chăm sóc có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của việc làm mẹ đến sự nghiệp. Câu chuyện của các CEO hàng đầu cho thấy rằng; những phụ nữ cực kỳ thành công trong sự nghiệp mà không từ bỏ vai trò làm mẹ thường có chồng nội trợ (Hymowitz 2012). Rõ ràng, không phải tất cả phụ nữ đều đủ khả năng để (hoặc mong muốn); chồng nội trợ hoặc thậm chí là bảo mẫu toàn thời gian; nhưng các lựa chọn chăm sóc con tốt hơn có thể giúp phụ nữ chu toàn sự nghiệp và việc chăm sóc con cái.

Thật vậy, Abendroth et al (2014) nhận thấy rằng; việc làm mẹ ít gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của phụ nữ ở các quốc gia có chính sách ưu tiên chăm sóc trẻ em và giáo dục mầm non. Các chương trình này cho phép phụ nữ có thêm thời gian làm việc; (dẫn đến việc giá trị vốn nhân lực giảm ít hơn, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn); và làm việc nhiều giờ hơn sau khi trở lại làm việc.

Ngoài ra, bằng cách hỗ trợ việc làm cho phụ nữ thay vì khuyến khích phụ nữ nghỉ việc; các chính sách như vậy giúp làm giảm định kiến ​​tiêu cực về việc; làm mẹ không đi đôi với một sự nghiệp thành công. Do đó, mặc dù còn nhiều tranh cãi; song việc mở rộng cung cấp các dịch vụ chất lượng tốt về chăm sóc trẻ em có thể thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc.

3. Giảm cái giá của việc làm mẹ không chỉ là việc của từng cá nhân

Trong mọi trường hợp, tầm quan trọng của bối cảnh chính sách quốc gia chứng tỏ rằng; ảnh hưởng của việc làm mẹ đến sự nghiệp không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của từng cá nhân; cũng như bằng chứng rộng rãi về sự phân biệt đối xử đối với các bà mẹ; (Correll và Benard 2010).

Trong nhiều khía cạnh của bất bình đẳng xã hội; hành vi của cá nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả cá nhân; nhưng các chiến lược cá nhân như vậy không làm thay đổi các yếu tố cơ bản; cấu trúc quyết định của sự bất bình đẳng. Ảnh hưởng của việc làm mẹ đến sự nghiệp là một vấn đề xã hội; không chỉ là một vấn đề cá nhân; và việc giúp bảo toàn sự nghiệp khi làm mẹ của phụ nữ kéo theo sự thay đổi về thể chế và xã hội.

Dịch bởi Vương Võ từ Can Women Reduce the Career Cost of Motherhood?

Bài viết liên quan:

Lo âu chia ly: Cùng con vượt qua rào cản cách trở

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt