lo âu chia ly

Lo âu chia ly: Cùng con vượt qua rào cản cách trở

Lo âu chia ly (Separation Anxiety) xuất hiện rất đa dạng ở trẻ em. Sự lo âu này khiến một số trẻ bị kích động thái quá ngay khi không có mẹ ở bên. Mặt khác, nhiều trẻ thấy lo lắng khi phải xa mẹ trong những giai đoạn đầu đời. Chính vì vậy mà việc lấp đầy những khoảng cách trên sẽ giúp cải thiện tình cảm của hai mẹ con và hạnh phúc gia đình.

1. Gửi lời nhắn tới những phụ huynh bận rộn

Sống với nỗi lo âu chia ly cần sự chuẩn bị. Đi cùng với đó là khả năng thích ứng nhanh chóng và mong muốn tiến triển theo thời gian. Tôi hiểu rằng phụ huynh chúng ta cũng rất khổ sở khi phải xa các con. Tôi cũng là một bà mẹ đang đi làm rất quan tâm tới chứng Lo âu chia ly này. Mặc dù đây là một dấu hiệu tự nhiên cho thấy gắn bó sâu sắc giữa con và bạn. Tuy nhiên Lo âu chia ly vẫn có thể tạo ra nhiều trở ngại. 

Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh những kinh nghiệm liên quan tới Lo âu chia ly. Tôi đã học được những bí quyết này sau một thời gian dài mắc nhiều sai lầm.

2. Thực tế về lo âu chia ly các phụ huynh cần biết

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Lo âu chia ly hình thành sau khi đứa trẻ đạt được sự hiểu biết về tính hằng định đối tượng (Object permanence: thuật ngữ này có nghĩa là trẻ hiểu rằng một đối tượng nào đó vẫn tiếp tục tồn tại kể cả khi con không trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, chạm vào, cảm thấy, hay ngửi thấy đối tượng đó).

Một khi trẻ nhận thức được sự vắng mặt của bạn, con có thể sẽ cảm thấy lo lắng. Một số trẻ sơ sinh nhận thức được tính hằng định đối tượng từ rất sớm (khoảng 4 đến 5 tháng tuổi). Nhưng tới 9 tháng tuổi, những dấu hiệu của Lo âu chia ly mới bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Từ giai đoạn này, việc đưa đón có thể khó khăn hơn khi trẻ thấy đói hoặc mệt mỏi. Do vậy mà bạn cần rút ngắn thời gian di chuyển, đồng thời có sẵn lịch trình rõ ràng phòng khi bất trắc. 

2.2. Đối với trẻ chập chững biết đi

Trẻ sơ sinh thường không bị ảnh hưởng bởi Lo âu chia ly. Ngược lại thì các bé thường bắt đầu “bộc lộ” các dấu hiệu vào khoảng 15 hoặc 18 tháng tuổi. Sự xa cách trở nên khó khăn hơn khi trẻ đói, mệt hoặc ốm – những điều thường thấy trong giai đoạn chập chững biết đi! Khi sự độc lập đang hình thành thì trẻ lại càng nhận thức rõ hơn về sự chia ly. Chính vì vậy mà những hành vi như khóc lóc, quấy phá trong thời gian dài có thể xảy ra thường xuyên.

2.3. Đối với trẻ trong lớp mẫu giáo

Khi lên 3 tuổi, hầu hết trẻ sẽ nhận thức được hiệu quả của những hành động làm nũng cha mẹ. Trẻ vẫn cảm thấy căng thẳng, nhưng chắc chắn chúng cũng nỗ lực thay đổi. Hãy cương quyết mỗi khi trẻ năn nỉ, đồng thời chủ động ứng phó với Lo âu chia ly. Luôn hướng dẫn một cách tỉ mỉ, đồng thời không quên đưa đón trẻ đúng giờ trong giai đoạn này. 

3. Làm thế nào để ứng phó với lo âu chia ly

3.1. Đặt ra một nghi thức tạm biệt nhanh gọn

Thực hiện những cử chỉ nhỏ nhưng ân cần, dù là khoác tay, hôn, mang chăn hay đồ chơi cho trẻ,…Nếu bạn ngại ngần thì con sẽ khó làm quen được với sự xa cách. Kéo theo đó thì sự lo lắng cũng sẽ kéo dài.

3.2. Hãy nhất quán

Làm nhiều hành động tương tự trước khi tạm biệt trẻ hằng ngày. Kèm theo đó là tránh làm những việc có thể khiến con bất ngờ. Thói quen có thể giúp giảm nỗi nhớ, đồng thời giúp con trở nên độc lập và tin tưởng cha mẹ.

3.3. Sự chú ý

Khi chia tay, hãy quan tâm tới trẻ bằng sự ân cần và tình yêu thương chân thành. Mặt khác, cũng hãy dứt khoát kể cả khi con quấy nhiễu hay nũng nịu

3.4. Giữ lời hứa

Bạn sẽ xây dựng được niềm tin và tính độc lập khi con thích nghi với viễn cảnh xa cách. Đổi lại chính bản thân bạn cũng phải giữ đúng lời hứa của mình. Tôi đã phạm sai lầm khi trở lại “thăm” lớp con trai mình chỉ một tiếng sau khi đưa bé tới trường. Tôi nhớ con, và mặc dù việc quay trở lại là có chủ ý, song tôi đã làm gia tăng Lo âu chia ly vậy nên phải bắt đầu lại mọi quy trình từ đầu. Khi tôi và con chia tay trong những ngày sau đó, mọi chuyện gần như một cú nổ bom nguyên tử vậy. 

3.5. Hãy cụ thể, theo phong cách trẻ nhỏ

Khi bạn trao đổi về thời điểm quay lại, hãy giải thích một cách cụ thể cho trẻ. Nếu bạn sẽ quay lại lúc 3 giờ chiều, hãy truyền đạt bằng cách mà con có thể hiểu. Chẳng hạn như khi bạn nói, “Mẹ sẽ quay lại sau giờ ngủ trưa và trước giờ ăn xế”. Xác định khoảng thời gian mà con bạn nắm bắt được. Đề cập tới việc mình sẽ quay lại sau chuyến công tác nhờ vào từ “giấc ngủ”. Thay vì nói “Mẹ sẽ về sau 3 ngày”, hãy nói là, “Mẹ sẽ ở nhà sau 3 giấc ngủ.”

3.6. Luyện tập xa cách

Đưa con bạn đến nhà ông bà, đặt hẹn đi chơi rồi cho bạn bè và gia đình chăm sóc đứa con giúp bạn (cho dù chỉ là một tiếng đồng hồ) vào cuối tuần. Trước khi bắt đầu nhờ tới bảo mẫu hay trường mẫu giáo, hãy luyện cho con cách đi đến trường và chào tạm biệt. Cho con của bạn một cơ hội để chuẩn bị, trải nghiệm và phát triển tốt khi không có mình ở bên. 

Sau những năm mẫu giáo, Lo âu chia ly sẽ trở nên hiếm gặp hơn ở trẻ. Nếu bạn băn khoăn không biết liệu con đã thích nghi chưa, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ nhi khoa chắc chắn sẽ hỗ trợ, trấn an, cũng như có thể đưa ra các phương pháp hữu ích cho gia đình bạn!

Bài viết liên quan: Dùng trắc nghiệm nhà-cây-người khám phá nội tâm con trẻ