nhà trị liệu phù hợp

Hành trình tìm nhà trị liệu phù hợp (Phần 2)

Bài trước, chúng ta đã tiếp cận một số những mẹo để có thể tìm nhà trị liệu phù hợp với bạn. Trong bài này, Healthy Mind chia sẻ một số yếu tố khác cần cân nhắc trong quá trình tìm nhà trị liệu. Mời bạn đọc:

1. Chứng chỉ

Các nhà trị liệu đều có một số từ viết tắt trước tên của họ và đôi lúc; bạn có thể không hiểu hết ý nghĩa của những chữ viết tắt đó. Dưới đây là một số từ viết tắt để bạn hiểu rõ hơn về nhà trị liệu:

LCSW — Licensed Clinical Social Worker: Nhân viên xã hội được cấp phép

  • LMFT — Licensed Marriage and Family Therapist: Nhà trị liệu về hôn nhân và gia đình được cấp phép
  • NCC — National Certified Counselor: Cố vấn quốc gia được cấp phép
  • LCDC — Licensed Chemical Dependency Counselor: Cố vấn về dược được cấp phép
  • LPC — Licensed Professional Counselor: Cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép
  • LMHC — Licensed Mental Health Counselor: Cố vấn về sức khỏe tâm thần được cấp phép
  • PsyD — Doctor of Psychology: Tiến sĩ tâm lý học
  • PhD — Doctor of Philosophy: Tiến sĩ triết học
  • MD — Doctor of Medicine (physician psychiatrist): Bác sĩ y khoa

Ngoài các từ viết tắt ở trên; có thể có một số chức danh khác tùy theo địa điểm, quốc gia và khu vực. Quan trọng là, nhà trị liệu bạn chọn đã được cấp bằng; giấy phép hành nghề, tuân thủ các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp.

Một cách khác để bạn biết thêm về người mình sắp lựa chọn là hãy đọc tiểu sử của họ. Những thông tin trong tiểu sử của họ có thể nói thêm về kinh nghiệm trị liệu với những thân chủ có vấn đề giống bạn; cũng như cách trị liệu được họ áp dụng.

2. Những câu hỏi bạn có thể hỏi nhà trị liệu trước khi gặp họ

Trước buổi hẹn đầu tiên, một vài người sẽ tư vấn miễn phí cho bạn qua điện thoại. Việc này có thể giúp bạn hiểu hơn về nhà trị liệu của mình; và là cơ hội để hỏi những câu hỏi bạn muốn giải đáp. Tất nhiên thông qua một cuộc gọi; bạn sẽ không thể biết chắc chắn họ có phù hợp với mình hay không; nhưng ít nhất việc này cũng giúp bạn thu hẹp sự lựa chọn nếu còn đang phân vân.

Sự ấm áp, chân thành và khả năng thấu cảm là chìa khóa để hình thành một “đồng minh trị liệu”. Vì vậy nếu có cơ hội được tư vấn trước qua điện thoại; hãy xem như đây là cơ hội để bạn xem xét nhà trị liệu thông qua những câu trả lời từ họ.

Trong buổi tư vấn qua điện thoại; bạn có thể hỏi về phương pháp trị liệu sử dụng; và cách họ giúp những thân chủ khác có tình trạng giống mình đạt được mục tiêu. Hoặc hỏi về cách họ giúp thân chủ cảm thấy thoải mái như thế nào.

3. Điều gì sẽ xảy ra trong buổi trị liệu đầu tiên?

Trong buổi trị liệu đầu tiên, nhà trị liệu có thể sẽ giải thích rõ hơn về cách trị liệu; cung cấp thông tin về quyền lợi bảo mật; và có thể yêu cầu bạn ký một số giấy tờ. Họ cũng có thể hỏi về một số vấn đề hoặc triệu chứng bạn đang đối mặt; và mục đích điều trị bạn muốn đạt được. Nhà trị liệu có thể hỏi bạn những câu hỏi về tuổi thơ, tiền sử bệnh, bối cảnh gia đình; hoặc lịch sử điều trị sức khỏe tâm thần. Việc này sẽ giúp họ nắm rõ hơn thông tin tổng quát về bạn; đồng thời thống nhất mục tiêu trị liệu giữa hai bên.

Không phải lần trị liệu lần đầu tiên của ai cũng giống nhau. Điều đó còn tùy thuộc vào việc bạn nhận trị liệu trực tuyến; hay gặp mặt trực tiếp với chuyên gia. Vấn đề thanh toán cũng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm buổi trị liệu đầu tiên của bạn. Ví dụ, nếu bạn gặp mặt nhà trị liệu trực tiếp; và công ty bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí cho buổi làm việc; nhà trị liệu có thể thực hiện các đánh giá để xác định bạn có bị trầm cảm hay không. Điều này có thể được giải thích do đa số các công ty bảo hiểm chỉ chi trả cho những người được chuẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Mặt khác, nếu bạn tìm tới một nhà trị liệu trực tuyến; và muốn giải quyết một vấn đề cụ thể như xung đột vợ chồng; người đó có thể tập trung vào vấn đề đó hơn; thay vì tìm hiểu thông tin tổng quát về bạn.

Hãy nhớ, buổi gặp đầu tiên là thời điểm tuyệt vời để bạn hỏi nhà trị liệu của mình về tiến trình trị liệu.

4. Phải làm gì nếu cảm thấy nhà trị liệu không phù hợp với mình?

Dù là buổi trị liệu đầu tiên hay khi đã tham gia quá trình trị liệu; nếu bạn cảm thấy người đang ngồi đối diện không phù hợp với mình; bạn luôn có thể thay đổi và tìm người phù hợp hơn. Trong trường hợp bạn đã làm việc với nhà trị liệu của mình trong một thời gian nhất định; bạn có thể cân nhắc đến việc trao đổi với họ về sự “mất kết nối” này. Bạn có thể cảm thấy gượng gạo hoặc không thoải mái; nhưng các nhà trị liệu vẫn thường có những cuộc nói chuyện kiểu này. Nếu có vấn đề cần giải quyết, họ sẽ muốn cùng làm rõ với bạn. Họ cũng có thể tìm cho bạn người phù hợp hơn, hoặc giới thiệu bạn với người đó.

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện thẳng thắn với nhà trị liệu của mình về việc gặp chuyên gia khác; quyền thay đổi vẫn nằm ở bạn. Bạn có thể hỏi nhân viên lễ tân hoặc người phụ trách để thay đổi người khác. Trong trường hợp điều trị trực tuyến; bạn cũng có thể yêu cầu thay đổi nhà trị liệu chỉ bằng vài cú click chuột. Tại đây bạn sẽ cần cung cấp lý do bạn muốn thay đổi nhà trị liệu; và những miêu tả về người bạn mong muốn gặp trong tương lai.

Đừng cảm thấy không thoải mái với việc thay đổi nhà trị liệu. Đôi khi, nhà trị liệu và thân chủ cảm thấy không phù hợp với nhau chẳng vì nguyên nhân cụ thể nào. Hãy nhớ rằng việc trị liệu chỉ đem lại kết quả khi bạn làm việc với người phù hợp với mình.

Lời kết

Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong hành trình tìm nhà trị liệu phù hợp với tính cách và nhu cầu của bản thân; nhưng mọi nỗ lực của bạn rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Khi tìm được người khiến bạn cảm thấy thoải mái để bày tỏ tâm tư; và người đó cũng đóng góp vào hành trình thay đổi; và trưởng thành của bạn thì lúc đó; việc trị liệu mới có kết quả tích cực.

Dịch bởi Nhã Nguyễn từ How to choose the right therapist for you?

-

Bài trước, chúng ta đã tiếp cận một số những mẹo để có thể tìm nhà trị liệu phù hợp với bạn. Trong bài này, Healthy Mind chia sẻ một số yếu tố khác cần cân nhắc trong quá trình…