dấu hiệu stress

Dấu hiệu stress mà bạn cần chú ý

Trong thời hiện đại, “stress” trở thành một từ khóa quen thuộc khi mô tả cuộc sống của người trưởng thành.
Các triệu chứng của stress mãn tính rất đa dạng và có thể gây nhầm lẫn với dấu hiệu của những bệnh thể chất như đau dạ dày, đau đầu, mất ngủ, v.v.

Tựu chung lại, dấu hiệu của stress được phân loại thành 3 nhóm chính bao gồm các biểu hiện về cảm xúc, thể chất, nhận thức và hành vi.

Những cảm xúc bạn sẽ có khi gặp stress

  • Dễ bực tức, mất kiên nhẫn, lo lắng và sợ hãi.
  • Cảm thấy tồi tệ về bản thân, bạn thấy mình vô giá trị và không được quan tâm.
  • Không còn thấy hứng thú với các hoạt động từng làm mình vui vẻ, cảm thấy gu hài hước của mình biến mất, muốn thu mình lại và tránh gặp những người khác.
  • Cảm thấy bị choáng ngợp và không thể kiểm soát được mọi thứ xung quanh/ bản thân mình.
  • Không thể hoàn toàn thư giãn và thoải mái.
  • Cảm thấy mất động lực.

Sức khoẻ thể chất của bạn khi stress

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Mất ngủ, gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Gặp các vấn đề về kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Đau ngực, tim đập nhanh.
  • Căng cơ, đau nhức người.
  • Khô miệng, hay nghiến răng, hàm.
  • Khó thở hoặc hơi thở ngắn.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày.

Những dấu hiệu nhận thức và hành vi

  • Liên tục lo lắng về mọi thứ.
  • Các ý nghĩ luôn chạy đua trong đầu dù bạn không hề muốn.
  • Hay quên, khó tập trung và vô tổ chức trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Khó đưa ra các quyết định.
  • Luôn cảm thấy bi quan về mọi vấn đề.
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Trì hoãn và né tránh trách nhiệm.
  • Có xu hướng lạm dụng rượu bia, thuốc lá.Biểu hiện vô thức các lo lắng như bồn chồn, cắn móng tay, bứt tóc, nhịp chân.

Stress là một phần của cuộc sống và bản năng sinh tồn, tuy nhiên stress kéo dài lại mang tới những hệ lụy về sức khỏe. Sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất đều quan trọng để có một cuộc sống cân bằng. Nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý cũng có thể cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người xung quanh.

Tác giả: Nguyễn Diệu Linh

Nguồn tham khảo:

[1] Bài viết Stress Symptoms

[2] Bài viết How to manage stress

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt