tránh cuộc cãi vã

5 mẹo giúp bạn tránh cuộc cãi vã

Các kì nghỉ luôn là khoảng thời gian tuyệt vời trong năm, đặc biệt là khi bạn được quây quần bên người thân và bạn bè sau bao nhiêu ngày xa cách. Thế nhưng, khi hỏi thăm mọi người, có những điều nhạy cảm có thể làm bầu không khí trở nên gượng gạo đi. Và dẫn đến những cuộc hội thoại không thoải mái. Vậy làm sao để tránh cuộc cãi vã khi được hỏi:

“Khi nào cháu mới có con?, “Có người yêu chưa con?” hay những câu kinh điển trong năm nay “Anh bầu cho ai?”, “Rồi đất nước này sẽ đi về đâu cơ chứ!”. Đây là đều những chủ đề không nên đề cập đến.

Nếu bạn đang tìm cách tránh khỏi những chủ đề nhạy cảm trong kì nghỉ này, hãy thử những cách sau nhé:

1. Đặt ra nguyên tắc cơ bản để tránh cuộc cãi vã

Lizzie Post, người đồng sáng tác những cuốn sách nghi thức giao tiếp Emily Post gợi ý rằng: “Bạn có thể đặt ra một số nguyên tắc trước khi bữa ăn bắt đầu ví dụ như: “Một năm thật thú vị mọi người ạ! Và tốt hơn hết là chúng ta không nên nói về chính trị hôm nay. Hãy dành thời gian này để hỏi thăm và gắn kết với nhau hơn.”

2. Thử bắt đầu với những chủ đề phổ biến

Nếu như quá khó để có một cuộc trò chuyện lành mạnh, bạn có thể tránh nói đến những đề tài nhạy cảm bằng cách đề cập đến những chủ đề phổ biến và được mọi người chấp nhận dễ dàng hơn. Ví dụ như thể thao chẳng hạn.

Tiến sĩ Michael McNulty – chuyên gia huấn luyện tại Viện Gottman và cũng là nhà sáng lập nên Chicago Relationship Center nói rằng: “Đừng nên phí thời giờ vào những cuộc trò chuyện mà chẳng có ai được lắng nghe. Mọi người cần phải biết cách lắng nghe và tôn trọng người khác thì mới mong có những cuộc trò chuyện dễ chịu hơn.”

3. Chuyển hướng đề tài sang những việc cá nhân hoặc tích cực hơn

Post cho biết: “Để mọi người đều được cảm thấy thoải mái, tốt hơn hết là cứ chuyển hướng cuộc trò chuyện khi bắt đầu xuất hiện những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong cuộc trò chuyện đó. Việc chuyển hướng đề tài sang những câu hỏi về đời sống cá nhân hay những câu hỏi tạo động lực hơn có thể sẽ giúp bạn tránh khỏi những cuộc công kích bởi một vị khách nào đó nhưng vẫn giữ được bầu khí ôn hoà trên bàn ăn.”

4. Hãy cứng rắn nhưng lịch sự

Post cho rằng nếu như bạn đã cố chuyển hướng đề tài nhiều lần nhưng sự việc vẫn đâu vào đấy, hãy nở một nụ cười thân thiện và nói một cách nghiêm túc rằng: “Thôi đừng nói chuyện này nữa.” Sau đó, tiếp tục nói đến chủ đề khác thoải mái tích cực hơn.

5. Nếu như tranh cãi là không tránh khỏi, hãy biến nó thành cuộc đối thoại

Ông McNulty cho rằng mỗi người mỗi ý là điều khó tránh khỏi trong gia đình. Nhưng nếu như bạn liên tục phải đối mặt với những chủ đề chính trị hay những chủ đề nhạy cảm, tốt nhất là đừng cãi vã mà hãy biến nó thành cuộc đối thoại nhẹ nhàng, tôn trọng và thấu hiểu cho đôi bên.

Ông giải thích: “Những cuộc đối thoại thường là những cách để giúp bạn thấu hiểu và bày tỏ sự ủng hộ với người khác, dù cho ý kiến của bạn trái ngược họ như thế nào.”

McNulty cho rằng: để thiết lập nên một cuộc hội thoại, hãy nói về suy nghĩ của bạn lúc đó, kể ra những câu chuyện khiến bạn nghĩ như thế và giải thích tại sao điều đó lại quan trọng đối với bạn. Đến lượt mình, chính bạn cũng hãy lắng nghe người khác, sau đó tổng hợp và bàn luận lại với họ những gì mà bạn đã nghe.

Cuối cùng, ông cho rằng đừng bao giờ cố gắng thay đổi suy nghĩ của người khác; mà thay vào đó hãy thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho họ. Điều này vô cùng tích cực cho cả đôi bên. Thực tế thì những ai có khả năng đối thoại thường cảm thấy gắn kết được với những người họ quý mến hơn dù cho đôi bên có quan điểm khác nhau như nào. Và làm được điều này, chính bạn cũng đang làm gương cho con cái của chính mình. Cũng như tránh cuộc cãi vã có lẽ là không mất cần thiết.

Dịch bởi Nguyễn Vũ Quốc Anh từ 5 tricks to avoid uncomfortable conversations, no matter where you are for the holidays

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt