bữa ăn gia đình trọn vẹn

Làm thế nào để có những bữa ăn gia đình trọn vẹn?

Ngày nay nhiều gia đình bận rộn thường chọn cách ăn uống ở bên ngoài. Thậm chí các thành viên thường tự lo bữa ăn cho riêng mình. Vậy trong nhịp sống hối hả này, liệu ai sẽ có thời gian để nấu nướng? Và làm sao để mọi người cùng nấu ăn và thưởng thức cùng nhau cho một bữa ăn gia đình trọn vẹn?

Ưu tiên cho bữa ăn gia đình là một điều vô cùng quan trọng. Tất nhiên, bạn không cần phải nấu nướng mọi thứ từ đầu hay ăn hết ba bữa một ngày cùng nhau mới đạt được những lợi ích từ việc ăn uống cùng nhau.

Vậy làm sao để mọi người trong gia đình có thể thường xuyên ăn uống cùng nhau? Mời bạn tham khảo qua những giải pháp sau đây:

1. Lên lịch trước

Chúng ta thường bỏ lỡ những bữa ăn gia đình để dành thời gian cho những việc khác. Như hoạt động ở trường, play dates hay những nghĩa vụ khác. Vì vậy, lên lịch trước cho bữa ăn gia đình thực sự rất quan trọng!

Giả sử như bạn có ý định tổ chức bữa ăn gia đình vào 3 bữa tối một tuần, hãy đánh dấu vào lịch của mình. Thông báo cho mọi người biết. Cách này sẽ giúp mọi người  giảm bớt khả năng vắng mặt ở các bữa tối của gia đình.

Đôi khi, vì ăn uống cùng nhau, ai đó phải nghỉ đi chơi đá banh hoặc là phải từ chối lời mới đến một bữa tiệc sinh nhận của một người bạn. Điều này chẳng mấy khi là thoải mái! Nếu như bạn lên lịch trước, thì mọi người sẽ sắp xếp được thời gian và bữa ăn sẽ đầy đủ trọn vẹn hơn.

2. Ưu tiên cho những bữa ăn đặc biệt

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, càng ăn uống cùng nhau nhiều, thì mọi người càng gặt hái được nhiều lợi ích hơn. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy các trẻ em vị thành niên ăn uống cùng gia đình năm đến bảy lần một tuần có khả năng đạt điểm A ở trường cao hơn gấp hai lần so với những trẻ chỉ ăn chung với gia đình ít hơn 2 lần mỗi tuần.

Nhưng tụ họp gia đình để ăn cơm mỗi ngày thì có vẻ không thực tế lắm. Vậy nên điều quan trọng là bạn phải lên lịch bữa ăn sao cho thuận tiện nhất cho mọi người trong nhà.

Nhiều nghiên cứu đề cao tầm quan trọng của việc ăn tối cùng nhau, ăn chiều thì lại không thuận tiện cho mọi người lắm. Còn nếu như bữa ăn tối không phù hợp với gia đình bạn, cũng đừng lo lắng.

Bạn vẫn có thể chọn bữa sáng để ăn uống với nhau. Bạn cũng có thể lên lịch hai bữa tối thuận tiện nhất trong một tuần cho mọi người, sau đó tìm mọi cách để thuyết phục họ dành thời gian cho những bữa ăn tối đó.

Miễn là kế hoạch của bạn phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người ăn uống cùng nhau. Làm được như vậy, bạn mới có thể những giây phút thoải mái đúng nghĩa bên gia đình trong những bữa ăn đó.

3. Sửa soạn bữa ăn cùng nhau

Đừng quên trẻ nhỏ! Khi sửa soạn bữa ăn, hãy để cho trẻ nhỏ cũng được tham gia vào việc chuẩn bị, ăn uống và thậm chí là rửa chén dĩa sau khi ăn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách phân việc cụ thể cho chúng. Làm vậy sẽ khiến các trẻ em cảm thấy mình cũng là nhân vật quan trọng trong bữa ăn. Kết quả là chúng sẽ trở nên trân quý những bữa ăn đó hơn nhiều.

Những việc phù hợp cho những trẻ em còn nhỏ:

  • Lau bàn trước khi ăn
  • Sắp xếp bàn ăn
  • Lau bàn sau khi ăn
  • Dọn chén dĩa sau khi ăn vào bồn rửa

Những việc phù hợp cho những trẻ em lớn hơn:

  • Rửa, cắt thái rau củ
  • Rửa chén dĩa
  • Vệ sinh góc bếp
  • Dọn đồ ăn
  • Phụ nêm nếm đồ ăn
  • Sửa soạn salads hay những món ăn đơn giản

Bạn có thể cố định những việc này hoặc luân phiên thay đổi cho con cái bạn. Tuỳ thuộc vào cái nào sẽ phù hợp với gia đình bạn hơn. Nhưng mục tiêu cuối cùng là để mọi người đều được tham gia và cảm thấy mình cũng góp phần vào bữa ăn.

4. Cách lên thực đơn cho bữa ăn gia đình

Ngoài những cách trên, bạn hoàn toàn có thể để trẻ nhỏ tham gia vào việc lên thực đơn cho bữa ăn. Ví dụ như lần lượt từng người sẽ lựa chọn món ăn cho cả nhà vào các bữa tối Chủ Nhật. Sau đó, chính người đó sẽ quyết định thực đơn chính thức . Nếu hợp lí, bạn có thể mời người đó tham gia luôn vào việc đi chợ và chi tiêu ngân sách.

Để thú vị hơn, bạn có thể lựa chọn ra một chủ đề đặc biệt cho mỗi bữa ăn mỗi khi trẻ lên món. Chẳng hạn như bạn nghe nhạc Salsa bởi vì hôm nay bạn ăn những món ăn có hương vị Latin. Hay bạn có thể đặt ra bữa tối pizza vào thứ sáu hàng tuần vì vào ngày này mọi người đều có thể tự làm cho mình những chiếc pizza nho nhỏ.

Mục đích của việc này chỉ để mọi người có nhiều kỉ niệm và gắn bó với nhau hơn. Con cái của bạn sẽ nhớ không quên những kỉ niệm này. Vì vậy, hãy để chúng sáng tạo và tạo không khí vui tươi hơn một chút, ngay cả khi nó có vẻ như chỉ là chút chuyện vặt mà thôi.

5. Nguyên tắc làm nên bữa ăn trọn vẹn

Những lời trách móc thường làm cho bầu không khí của bữa ăn trở nên gượng gạo, không thoải mái. Như “Ngồi thẳng lên!” hay “Nuốt hết đi rồi nói!”. Để tránh khỏi điều này, bạn hãy lập nên một số nguyên tắc trên bàn ăn cho trẻ nhỏ.

Ví dụ như:

  • Đừng rời khỏi bàn ăn cho đến khi mọi người đều dùng xong bữa.
  • Nói nhỏ nhẹ.
  • Nếu bạn không thích món ăn đó, thì hãy khéo léo từ chối ( việc này giúp ngăn ngửa thái độ khinh chê món ăn).
  • Sử dụng những cách ăn uống lịch sự tại bàn (cách dùng các dụng cụ, khăn dùng trong bữa ăn và đừng quên khép miệng lại khi nhai).

6. Đừng để công nghệ phá hỏng bữa ăn gia đình trọn vẹn

Ăn trước màn hình TV hay lướt mạng trong bữa ăn không phải là một ý kiến hay cho lắm. Khi làm vậy, chẳng những bạn đánh mất cơ hội để nói chuyện với bọn trẻ, mà còn làm gương cho chúng hình thành thói quen không lành mạnh.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trẻ tiêu thụ nhiều thức ăn thức uống không lành mạnh hơn khi vừa ăn vừa xem TV. Hơn nữa, việc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang ăn cũng có mỗi liên hệ đến tình trạng thừa cân.

Hãy lập nên nguyên tắc không dùng công nghệ khi đang ăn. Hãy tắt chuông điện thoại. Hãy tắt TV và không sử dụng các thiết bị kĩ thuật số khi cả gia đình đang ăn.

7. Bữa ăn gia đình trọn vẹn là khi tận hưởng cuộc trò chuyện

Trẻ nhỏ học được rất nhiều thứ qua bữa ăn gia đình. Chúng sẽ rèn luyện được các kĩ năng xã hội, phát triển nên gu ẩm thực và luyện tập được các nguyên tắc lịch sự trên bàn ăn. Nhưng đừng quên, bạn không nhất thiết phải tỏ ra ép buộc chúng phải thẩm thấu các kĩ năng và nguyên tắc này.

Trẻ con sẽ học bằng cách quan sát những gì bạn làm hơn là những gì bạn nói. Đừng làm cho bữa ăn chỉ toàn là lời trách móc, giáo huấn hay mắng mỏ. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc hỗ trợ lẫn nhau trong việc ăn uống.

Trong lúc ăn bạn có thể mời mọi người chia sẻ về điều gì làm họ vui nhất trong ngày. Đừng để bữa ăn trở thành khoảng thời gian không bị rập khuôn. Hãy để mọi người thoải mái cười, chia sẻ và nói bất cứ điều gì họ muốn nói.

Mấu chốt nằm chỗ hãy để cho bữa ăn gia đình trở nên khoảng thời gian mà ai cũng trông đợi. Chứ không phải là một nghĩa vụ mà mỗi lần quây quần lại, chỉ toàn là những cuộc cãi vã hay những bài giảng giải về dinh dưỡng phù hợp và lối ứng xử chuẩn mực trên bàn ăn.

Hãy lắng nghe nhiều hơn. Hãy chú ý đến những đứa trẻ ít nói hơn. Khơi gợi trong chúng niềm hứng khởi sẻ chia để mọi người đều có cơ hội trò chuyện với nhau.

8. Khiến cho bữa ăn trở thành truyền thống

Những người con của bạn sẽ mãi nhớ về truyền thống gia đình mà bạn vun đắp nên. Dù là cầu nguyện trước khi ăn hay việc bạn sử dụng đồ sành sứ vào mỗi thứ ba, tất cả đều sẽ làm bọn trẻ biết phát huy truyền thống gia đình khi chúng lớn lên.

Đừng bao giờ xem thường tầm quan trọng của truyền thống gia đình. Chính sự độc đáo trong các truyện thống ẩy sẽ khiến bạn trở nên nổi bật. Hãy nhớ rằng, không có truyền thống nào là quá cầu kì hay giản đơn; vì mục tiêu có được bữa ăn gia đình trọn vẹn.

Bài dịch của Nguyễn Vũ Quốc Anh từ How to Make Mealtime Important in Your Family

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt