quản lý stress

5 bước quản lý stress

Quản lý stress hiệu quả giúp bạn phá vỡ sự kìm hãm của stress lên cuộc sống.

Cần lưu ý rằng, các phương pháp quản lý stress có thể khác nhau tuỳ mỗi người. Do đó, bạn cần phải thử nghiệm và tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Dưới đây là 5 bước giúp bạn quản lý stress một cách toàn diện nhất.

Bước 1: Nhận ra khi nào stress đang gây ra vấn đề cho bạn

Tìm ra mối liên hệ giữa cảm giác mệt mỏi hoặc ốm yếu và những áp lực mà bạn phải đối mặt. Chú ý các cảnh báo về thể chất như căng cơ, mệt mỏi quá độ, đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Bước 2: Xác định nguyên nhân để quản lý stress hiệu quả

Cố gắng xác định các nguyên nhân cơ bản. Sau đó, sắp xếp thành ba loại:

(1) Những nguyên nhân gây stress mà bạn có giải pháp thiết thực;
(2) Những nguyên nhân gây stress trở nên tốt hơn theo thời gian;
(3) Những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát.
Cố gắng giải phóng sự lo lắng cho những nguyên nhân ở nhóm số (2) và (3).

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra stress:

  • Nguyên nhân đến từ công việc: Tính chất công việc, mối quan hệ công sở, cơ hội phát triển , các sự kiện,…
  • Nguyên nhân đến từ sự kiện trong cuộc sống: Mất người thân, bạn bè, ly hôn, tai nạn ảnh hưởng thể chất,…
  • Nguyên nhân đến từ những thay đổi tích cực: Kết hôn, thai kỳ, mua nhà, thành tích xuất sắc,…

Bước 3: Nhìn nhận lại lối sống của bạn

  • Bạn có đang làm quá nhiều?
  • Những việc bạn phụ trách có thể giao cho người khác không?
  • Bạn có thể làm mọi việc một cách nhàn nhã hơn không?

Để trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể cần học cách ưu tiên những mục tiêu và sắp xếp lại cuộc sống của mình. Điều này giúp giải phóng áp lực đến từ việc cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc.

Bước 4: Xây dựng các giải pháp giúp thư giãn và giảm stress

Bạn có thể tập thiền, thực hành chánh niệm, hoặc làm những hoạt động chăm sóc bản thân.Bạn cũng cần lưu ý đến hành vi đối phó không lành mạnh để chuyển sang một cách tốt hơn. Ví dụ, nếu hiện tại bạn đang ăn quá nhiều để giảm stress, bạn có thể tập thiền hoặc gọi điện cho một người bạn để trò chuyện về vấn đề của mình.

Bước 5: Tìm đến sự hỗ trợ nếu cần

Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy liên hệ với bạn bè hoặc người thân trong gia đình mà bạn có thể trò chuyện.
Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng có thể giảm stress và giúp chúng ta học cách vượt qua lành mạnh hơn.

Lời kết từ Healthy Mind

Stress thường xuyên trong một thời gian dài mà không có sự trợ giúp hoặc biện pháp ứng phó, ta sẽ phải đối mặt với rủi ro gia tăng trong cả sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Do đó, hiểu rõ các bước quản lý stress và giữ stress ở mức lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho cơ thể và tâm trí của chúng ta.

Nguồn tham khảo: How to manage and reduce stress

Vũ Phi Yên - Thạc sĩ - Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm Lý lâm sàng. Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Nguồn Lực Việt